Hai cựu cán bộ gây oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn không nhận tội

HĐXX TAND tỉnh Bắc Giang
HĐXX TAND tỉnh Bắc Giang
(PLO) - Hôm nay (19/1), TAND tỉnh Bắc Giang đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Đặng Thế Vinh (SN 1961, nguyên trưởng phòng 10, VKSND tỉnh Bắc Giang) và Trần Nhật Luật (SN 1959, nguyên phó trưởng Công an huyện Việt Yên) về hành vi Làm sai lệch hồ sơ vụ án theo Khoản 3 Điều 300 Bộ luật hình sự.

Đây là hai bị cáo trực tiếp gây nên oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn (55 tuổi, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) gây chấn động dư luận trong thời gian qua.

Tại phiên tòa hôm nay, ngồi ghế chủ tọa là ông Ngô Quang Dũng, còn ông Nguyễn Ngọc Cường – kiểm sát viên của VKSND tỉnh Bắc Giang giữ quyền công tố tại tòa.

Mở tòa, HĐXX phổ biến quyền và nghĩa vụ của các bị cáo, các luật sư bào chữa, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Theo ông Cường, tại phiên tòa, vợ chồng ông Chấn không có mặt và những người làm chứng cũng không tới tham dự không ảnh hưởng đến việc xét xử căn cứ Điều 192 BLHS, đề nghị HĐXX tiếp tục phiên tòa.

Theo nội dung bản cáo trạng, tháng 8/2003, chị Nguyễn Thị Hoan bị giết tại nhà riêng ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Quá trình điều tra, công an xác định ông Chấn là thủ phạm. Sau đó, TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt ông án tù chung thân về tội Giết người. Ông Chấn kêu oan nhưng TAND Tối cao do ông Phạm Tuấn Chiêm làm chủ tọa đã bác đơn kháng cáo của ông Chấn.

Trong suốt 10 năm ông Chấn ngồi tù, bà Chiến cùng người thân đã ròng rã "gõ cửa" nhiều cơ quan công quyền và cho rằng thủ phạm thực sự của vụ án là người khác. Mãi cho tới tháng 7/2013, Cục Điều tra VKSND Tối cao đã vào cuộc sau khi nhận được đơn của vợ ông Chấn.

Đến tháng 11/2013 TAND Tối cao đã hủy hai bản án kết tội ông Chấn giết người với mức phạt tù chung thân.

Qua đó, VKSND Tối cao vào cuộc và phê chuẩn quyết định khởi tố, tạm giam Trần Nhật Luật và Đặng Thế Vinh để điều tra hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Tiếp đó, ngày 30/9/2014, Cục Điều tra VKSND Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can với cựu thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm (65 tuổi, cựu thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao, chủ tọa phiên phúc thẩm bác đơn kêu oan của ông Chấn). Tuy nhiên bị can này đang được tạm đình chỉ điều tra về tội về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng vì lý do sức khỏe.

Hung thủ thực sự của vụ án này là Lý Nguyễn Chung đã dằn vặt bản thân và ra đầu thú, sau đó đã bị xử phạt 12 năm tù về 2 tội danh là Giết người và Cướp tài sản.

Sau khi VKS công bố xong bản cáo trạng, bị cáo Luật và Vinh cho rằng VKSND Tối cao truy tố hai bị cáo về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án là sai, cả hai bị cáo đều không phạm tội.

Theo lời bị cáo Luật, nội dung bản cáo trạng quy kết bị cáo cố tình in vết chân của ông Chấn để đưa vào hồ sơ vụ án và kết quả giám định 16 vết chân thu tại hiện trường nhưng không đề xuất với cấp trên để giám định là không đúng.

Bởi lẽ, bản thân bị cáo về Công an tỉnh Bắc Giang là 13/8/2003, sau đó bị cáo được lãnh đạo cho nghỉ vài ngày. Khi quay trở lại làm việc, bản thân bị cáo không được khám nghiệm hiện trường mà chỉ được phân công làm công tác phát động quần chúng tìm ra đối tượng nghi vấn.

“Hồ sơ vụ án là một đồng chí, cán bộ khác cầm. Khi xác định có 16 vết chân tại hiện trường vụ án bị cáo không được cấp trên chỉ đạo gì cụ thể” – Luật trình bày.

Trả lời HĐXX về việc có bản giám định về 16 vết chân trong tủ hồ sơ của bị cáo mà không đưa vào vụ án, Luật cho rằng do các đồng chí lãnh đạo hoặc tổ công tác nào đó đưa ra chứ bản thân Luật không phải người đi lấy dấu vết và đưa vào hồ sơ vụ án.

“Do bộ phận trinh sát của công an huyện lấy dấu vết chân – sau đó đưa về phòng hình sự của tỉnh” – Luật khẳng định.

Cũng theo lời bị cáo Luật, vào thời điểm đó, có nhiều tổ công tác của tỉnh Bắc Giang và công an huyện Việt Yên tham gia thu thập chứng cứ, dấu vết nhưng không rõ cụ thể là ai, thời điểm đó cách đây 10 năm nên bị cáo không nhớ.

Bị cáo Luật lên xe sau khi kết thúc phiên xử buổi sáng.

Bị cáo Luật lên xe sau khi kết thúc phiên xử buổi sáng.

HĐXX, quay sang hỏi, bị cáo có nhận thức như thế nào về trách nhiệm của mình đối với vụ án của ông Chấn. Trả lời câu hỏi này, Luật cho rằng mình đã làm hết trách nhiệm theo nhiệm vụ cấp trên giao.

“Đến khi Chung ra đầu thú bị cáo tự đặt ra câu hỏi: Tại sao lại như vậy?, việc ông Chấn có quyết định oan sai bị cáo cũng không biết sai ở chỗ nào, giai đoạn nào mong HĐXX xem xét” – Luật trả lời.

Theo HĐXX, 16 vết chân tại hiện trường là dấu vết cực kỳ quan trọng để đánh giá, xem xét chuyển sang VKSND để truy tố nhưng CQĐT CA tỉnh Bắc Giang lại gửi hồ sơ sang VKS khi chưa có kết quả giám định. Bị cáo cho rằng không biết phòng kỹ thuật hình sự của CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang gửi lúc nào, việc không giám định được thì buộc phải làm bằng các biện pháp nghiệp vụ khác để làm sáng tỏ vụ án đằng này trong thực tiễn thì bị cáo lại không làm như vậy.

Trả lời về vấn đề này, Luật cho biết khi điều tra thì chưa rõ ai là hung thủ vụ án, thấy các vết chân thì cho rằng đây là vết chân của đối tượng phạm tội nên đã báo cáo đồng chí Trọng phó GĐ CA tỉnh Bắc Giang. Sau đó, được lãnh đạo trao đổi không giám định được vết chân.

Tiếp tục, HĐXX hỏi: "Ông Chấn khai không có lệnh tạm giữ để điều tra trong một thời gian dài, Bị cáo giải thích như thế nào về việc này?”.

Luật khẳng định: “Không có sự việc này, không có việc giữ ông Chấn qua đêm, ngày 28/9/2003 ông Chấn nhận tội thì ngày 29 mới ra lệnh tạm giữ”.

“Ông Nguyễn Thanh Chấn có biên bản nhận tội vào ngày 28/9/2003 nhưng đến ngày 29/9 bị cáo mới được cầm hồ sơ vụ án. Sau đó, bị cáo chỉ làm nhiệm vụ thư ký cho việc thực nghiệm điều tra. Trong cáo trạng có nêu “cố tình in vết chân của ông Chấn đưa vào hồ sơ vụ án để buộc tội cho ông Chấn là không đúng”. Bị cáo không được lấy dấu vết này. Chỉ duy nhất có đồng chí Tân báo cáo vết chân không đủ điều kiện giám định. Kết quả giám định được in vào ngày 30/8/2003 trước khi ông Chấn nhận tội” – Luật trình bày

Đến lượt bị cáo Vinh, Vinh cho rằng cáo trạng buộc tội mình có hành vi rút bản phản cung và phúc cung ông Chấn Ông không nhận tội, kêu oan để làm căn cứ truy tố về tội Làm sai lệch hồ sơ vụ án là không đúng. Ngoài ra, Vinh cũng cho rằng ở hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm, ông Chấn bị buộc tội bằng các chứng cứ khác và phù hợp với lời khai của ông Chấn.

“Bị cáo cho rằng việc lưu giữ hai bản phúc cung không ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Vào thời điểm đó, bị cáo nhận thức như vậy” – Vinh khai nhận.

Chiều nay, HĐXX sẽ tiếp tục làm việc./.

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.