Hà Nội tổ chức cho trẻ từ 6 đến dưới 36 tháng tuổi uống vitamin A liều cao đợt 2

Cán bộ y tế Trạm Y tế cho trẻ uống Vitamin A đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng đối tượng, đủ liều lượng.
Cán bộ y tế Trạm Y tế cho trẻ uống Vitamin A đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng đối tượng, đủ liều lượng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong hai ngày 1 - 2/12/2022 (uống vét từ ngày 3 - 4/12/2022), thành phố tổ chức cho trẻ em từ 6 đến dưới 36 tháng tuổi được uống vitamin A liều cao; phấn đấu đạt 99,8% số trẻ trong độ tuổi này.

Theo báo cáo điều tra, tổng số trẻ từ 6 đến dưới 36 tháng tuổi được uống vitamin A trong dịp này là 405.389 trẻ với 1.700 điểm uống.

Để chiến dịch đạt kết quả cao, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai uống bổ sung Vitamin A cho trẻ từ 6-36, tích cực điều tra, rà soát, viết giấy mời các đối tượng; tập huấn cho các cán bộ y tế cộng tác viên trực tiếp tham gia chiến dịch về kỹ thuật, quy trình cho trẻ uống bổ sung Vitamin A, cách bố trí sắp xếp trang thiết bị dụng cụ, kỹ thuạt cho trẻ uống, liều lượng theo phác đồ của Bộ Y tế, thống kê báo cáo...

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - ông Vũ Cao Cương yêu cầu các trung tâm y tế, các trạm y tế xã, phường, thị trấn chuẩn bị đầy đủ vật tư, gửi giấy mời đến từng hộ gia đình có trẻ trong độ tuổi uống Vitamin A; chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư như khay, kéo; nước uống, cốc/thìa uống nước; thùng đựng giấy lau, đựng vỏ viên nang Vitamin A có nắp đậy...

Tại các điểm uống, cần phân bổ số trẻ hợp lý, mời trẻ uống theo giờ, tránh tình trạng quá đông gây ùn tắc, quá tải, bảo đảm quy định phòng, chống dịch...

Cán bộ y tế trực tiếp cho trẻ uống thuốc cần phải sàng lọc trước khi cho trẻ uống. Những trẻ có dấu hiệu chống chỉ định thì tạm dừng và cho uống bù vào thời gian thích hợp sau khi hết các dấu hiệu chống chỉ định này.

Bố trí khu vực rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có cồn để nhân viên y tế, người đưa trẻ đến uống và trẻ được đưa đến địa điểm uống có thể sử dụng, cán bộ y tế Trạm Y tế cho đối tượng uống Vitamin A đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng đối tượng, đủ liều lượng, giữ trẻ lại theo dõi ít nhất 30 phút sau uống để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nhân viên y tế, người đưa trẻ đến uống và trẻ được đưa đến địa điểm uống phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như: đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, bảo đảm vệ sinh cá nhân. Những người mắc COVID-19, người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 thì không đến địa điểm uống...

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.