Hà Nội thống nhất đặt tên quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm

Thời gian lấy ý kiến nhân dân về việc tách huyện, đặt tên quận được thực hiện trong 3 ngày.
Thời gian lấy ý kiến nhân dân về việc tách huyện, đặt tên quận được thực hiện trong 3 ngày.
(PLO) -Với 100% đại biểu đồng tình, HĐND TP Hà Nội đã thông qua tờ trình điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập hai quận có tên Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm
Sáng nay, dự thảo Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm đã được 89 đại biểu HĐND TP Hà Nội có mặt tại hội trường nhất trí thông qua.
HĐND thành phố đã họp tổ để ghi nhận các ý kiến về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm. Theo tổng hợp của Tổ thư ký, có 24 ý kiến đồng tình song còn băn khoăn về tên gọi, góp ý về tờ trình đề án, yêu cầu chia tách địa giới gắn liền với hộ khẩu và triển khai nhanh để ổn định tình hình...
Trao đổi với các đại biểu, ông Lê Văn Thư, Bí thư huyện Từ Liêm bày tỏ mong muốn của nhân dân huyện Từ Liêm được thành lập quận. Hàng chục nghìn người dân đã góp ý tại 270 hội nghị, trong đó 99,9% ý kiến đồng tình với đề án thành lập hai quận. Tuy nhiên, người dân đã đề xuất nhiều tên phường mới, không phải đặt tên như Xuân Đỉnh 1, Xuân Đỉnh 2.
"Chỉ có 0,1% người dân đề nghị nên để một quận. Mong đại biểu ủng hộ nguyện vọng của dân Từ Liêm", ông Thư nói.
Về tên gọi hai quận mới, Bí thư Từ Liêm cho biết, có 25 cặp tên được người dân đề xuất gắn với các địa danh, kết quả lấy ý kiến người dân cho con số đồng tình tên hai quận Bắc Từ Liêm - Nam Từ Liêm là 90,5%, quận Từ Liêm - Mỹ Đình đạt 7,6%, Từ Liêm - Hoàng Liêm là 0,2%...
"Người dân cho rằng Bắc - Nam không phải là tên mà là chỉ dẫn địa lý, chứ tên đích thực vẫn là Từ Liêm. Người dân muốn giữ cái tên này vì ra đời từ năm 221 trước công nguyên", Bí thư huyện Từ Liêm phát biểu.
Trong khi đó, hôm 3/12, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho rằng, tên Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm hàm ý phương hướng hơn là tên địa danh. Còn Mỹ Đình là cái tên đáng lưu tâm vì gắn với nhiều công trình lớn trên địa bàn.
Đồng tình với việc giữ lại tên gọi Từ Liêm cho quận ở phía Bắc, nhưng đại biểu Nguyễn Quốc Cường cho rằng, ở phía Nam nên chọn tên khác nhiều ý nghĩa hơn. "Mỹ Đình là lựa chọn tương đối tốt. Có ý kiến cho rằng Mỹ Đình chỉ là tên thôn xã thì phải xem xét lại vì nhiều tỉnh, thành phố cũng lấy tên một địa danh nổi tiếng", vị đại biểu của huyện Từ Liêm chia sẻ.
Tương tự, một đại biểu khác của huyện Từ Liêm - bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh thẳng thắn: "Tôi ủng hộ hai tên quận mới là Từ Liêm cho phần phía Bắc và Mỹ Đình cho phần phía Nam".
Đại diện Ban Văn hóa, xã hội của HĐND và Bí thư quận Thanh Xuân Vũ Cao Minh nhìn nhận: "Mỹ Đình là một tên đẹp, có nhiều sức gợi", "đủ tầm vóc và xứng đáng để đặt tên cho một quận mới".
Ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nhận định, việc đặt tên hai quận mới không chỉ có ý nghĩa với người dân sở tại mà là vấn đề quan trọng của thủ đô, nên tên gọi các quận không thể có ý nghĩa cục bộ địa phương mà phải mang tầm thành phố, hài hòa trong tổng thể chung.

Quận Bắc Từ Liêm là phần đất ở phía bắc của huyện với dân số hơn 319.000 người, diện tích hơn 4.335 ha, mật độ dân số 7.377 người/km2; phía bắc giáp huyện Đông Anh, phía nam giáp quận Nam Từ Liêm; phía đông giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ; phía tây giáp huyện Hoài Đức, Đan Phương. Trụ sở của quận rộng khoảng 20 ha, ở khu đất nông nghiệp xã Minh Khai.Quận Bắc Từ Liêm là phần đất ở phía bắc của huyện với dân số hơn 319.000 người, diện tích hơn 4.335 ha, mật độ dân số 7.377 người/km2; phía bắc giáp huyện Đông Anh, phía nam giáp quận Nam Từ Liêm; phía đông giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ; phía tây giáp huyện Hoài Đức, Đan Phương. Trụ sở của quận rộng khoảng 20 ha, ở khu đất nông nghiệp xã Minh Khai.
Địa giới hành chính của quận bao gồm toàn bộ diện tích trong địa giới hành chính của 9 xã Thượng Cát, Tây Tựu, Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Phú Diễn, Minh Khai, Cổ Nhuế và phần đất thị trấn Cầu Diễn phía Tây sông Nhuệ. Các xã này sẽ được tách ra làm 13 phường: Thượng Cát; Tây Tựu; Liên Mạc; Thụy Phương; Đông Ngạc; Đức Thắng; Xuân Đỉnh; Xuân Tảo; Phú Diễn; Phúc Diễn; Minh Khai; Cổ Nhuế 1; Cổ Nhuế 2.
Quận Nam Từ Liêm có dân số hơn 233.000 người, diện tích hơn 3.227 ha, mật độ dân số 7.234 người/km2; phía bắc giáp quận Bắc Từ Liêm, phía nam giáp quận Hà Đông, phía đông giáp quận Cầu Giấy và Thanh Xuân, phía tây giáp huyện Hoài Đức. Trụ sở làm việc sẽ sử dụng toàn bộ khu liên cơ quan rộng 4 ha của huyện Từ Liêm hiện nay.
Quận Nam Từ Liêm sẽ bao gồm toàn bộ diện tích trong địa giới hành chính xã Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ và phần lớn diện tích tự nhiên xã Xuân Phương (phía nam quốc lộ 32) và phần đất thị trấn Cầu Diễn (phía nam quốc lộ 32). Các xã này sẽ tách thành 10 phường: Mễ Trì; Trung Văn; Tây Mỗ; Đại Mỗ; Phú Đô; Mỹ Đình 1; Mỹ Đình 2; Cầu Diễn; Xuân Phương 1; Xuân Phương 2.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.