Nhiều người mong muốn giữ “Từ Liêm” trong tên 2 quận mới?

Chiều qua, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho biết, việc đề nghị thành lập quận trên địa bàn huyện Từ Liêm đã được đặt ra từ lâu với đề xuất ban đầu là thành lập quận Thăng Long, nhất là trên địa bàn những xã có tốc độ đô thị hóa cao của huyện. Tuy nhiên, đến nay mới đủ điều kiện thích hợp và phù hợp để TP trình đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm và lấy ý kiến nhân dân.
Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, ngày 6/12 HĐND TP sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc TP.Hà Nội. Hồ sơ báo cáo Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm hiện đang được TP giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với UBND huyện Từ Liêm chuẩn bị và báo cáo UBND TP trước ngày 5/12. 
TP cũng giao UBND huyện tăng cường quản lý đất đai, trật tự xây dựng, tạm dừng giới thiệu địa điểm, giao đất triển khai các dự án đầu tư mới và đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn, không đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan, mua sắm trang thiết bị, không tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ.
Thông qua tổ chức lấy ý kiến nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao về vấn đề này cho thấy, tên gọi của hai quận mới được nhiều người quan tâm và mong muốn được giữ nguyên tên “Từ Liêm” trong tên hai quận mới. Vấn đề này sẽ được HĐND xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định cùng các vấn đề khác liên quan đến việc điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm. Hai quận mới được thành lập trên địa bàn huyện Từ Liêm sẽ lấy đường 32 làm ranh giới và có 23 phường.
Cùng ngày, HĐND TP.Hà Nội đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2013 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
Theo các Đại biểu HĐND TP, mặc dù thành phố (TP) đã có nhiều giải pháp thúc đẩy nền kinh tế trong thời kỳ khó khăn song kinh tế của TP vẫn chưa thể tăng trưởng cao trong giai đoạn một đến hai năm tới vì số lượng DN ngừng hoạt động còn lớn; hàng tồn kho vẫn ở mức cao, nhất là tồn kho bất động sản, tổng vốn đầu tư xã hội tăng chậm, xuất khẩu hàng hóa khó khăn, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa đạt yêu cầu. Công tác xã hội hóa đầu tư trong các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng chậm chuyển biến; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, của DN vẫn hạn chế; tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng còn cao… 
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, nhiều Đại biểu cho rằng, các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ, quyết liệt hơn trong năm 2014, nhất là trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, đất đai và rà soát điều chỉnh quy mô dự án cho phù hợp thực tế giai đoạn hiện nay…
HĐND cũng đã xem xét, thông qua các Nghị quyết phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước TP.Hà Nội năm 2012; dự toán, phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014 của TP.Hà Nội; qui hoạch đê điều trên địa bàn TP.Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; qui hoạch phát triển thể dục thể thao TP.Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.