Có thực 90,5% người dân đồng ý với tên 2 quận mới là Bắc, Nam Từ Liêm ?

Có thực 90,5% người dân đồng ý với tên 2 quận mới là Bắc, Nam Từ Liêm ?
(PLO) - Thực tế có một số xã chỉ có hơn 50% số dân đồng ý, và một số người dân cho biết họ không biết việc lấy ý kiến từ lãnh đạo về việc đặt tên quận.

90.5% đồng ý Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm?

Theo báo cáo các xã trên địa bàn huyện Từ Liêm thì có một số xã có hơn một nửa người dân đồng ý với cách đặt tên hai quận mới ở huyện Từ Liêm là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Còn lại gần một nửa người dân ở các xã đều cho rằng nên đặt tên hai quân là Từ Liêm và Mỹ Đình.
Đại diện lãnh đạo các xã cũng cho biết, họ đã tổ chức hội nghị để trực tiếp lấy ý kiến từng người dân  về "Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội". Bên cạnh lấy ý kiến biểu quyết thống nhất về việc đặt tên, ở các hội nghị người dân cũng đưa ra ý kiến cá nhân của mình về những mong muốn khi từ địa phương của họ từ huyện lên quận. 
Tại xã Mễ Trì có 8 thôn, với 7.736 hộ gia đình, UBND xã đã tổ chức 10 hội nghị để lấy ý kiến người dân, nhưng chỉ có 5.690 hộ tham gia hội nghị (chiếm 73.55%), trong đó có 53.2% đồng ý với cách đặt tên 2 quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, 46.8% đề nghị đặt quận Từ Liêm và quận Mỹ Đình. Tại xã Mỹ Đình có 20 thôn với 8.119 hộ gia đình, UBND xã đã tổ chức 25 hội nghị để lấy ý kiến người dân, nhưng chỉ có 6.500 hộ gia đình tham gia hội nghị (chiếm 80.06%), trong đó có 73.7% đồng ý đặt tên 2 quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, 26.3% kiến nghị đặt tên quận Từ Liêm và quận Mỹ Đình. Còn tại xã Cổ Nhuế, có 13 thôn, với 10.126 hộ gia đình, UBND xã đã tổ chức 28 hội nghị, nhưng chỉ có 9.876 hộ gia đình tham gia hội nghị (chiếm 97.53%), trong đó có 99,8% đồng ý với tên của hai quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Tách huyện Từ Liêm thành Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Tách huyện Từ Liêm thành Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. 
Trao đổi với PLVN, theo ý kiến cá nhân của Ông Chu Văn Đoàn (Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Cổ Nhuế) thì Đề án đưa ra việc tách và đặt tên là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm là hợp lý, ông chia sẻ: "Trong quá trình hội nghị thì có nhiều phương án người dân đưa ra, nhưng sau đó thì mọi người cũng đi về thực tế với hai cái tên là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm vì nó rất rõ ràng là hướng Bắc và hướng Nam. Nhiều người dân đã dùng cảm xúc cá nhân để cắt nghĩa chữ đặt tên cho hai quận, như thế sẽ thiếu tính thực tế. Vì thế mình đồng ý đề án của huyện, để lại Từ Liêm là việc để lại lịch sử, quá trình phát triển của huyện".
Cũng theo báo cáo của các xã, người dân đã đề xuất mong muốn được sự quan tâm từ lãnh đạo đến chất lượng hạ tầng khu dân cư và đầy đủ các dịch vụ sinh hoạt, bổ sung thêm các trường học công lập, khi lên quận. Người dân cũng mong muốn sau khi thay đổi địa danh thì không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các tổ chức và công dân trên địa bàn, có kế hoạch để cấp đổi các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan cho người dân.
Ngày 4/12 website UBND huyện Từ Liêm cũng công bố kết quả lấy ý kiến người dân "Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội". Kết quả cụ thể: với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện là 87.766 hộ dân, trong đó tổng số hộ dân nhận được giấy mời: 87.655 hộ dân (99,87%), số hộ không nhận được giấy mời (do không có mặt tại địa bàn): 111 (0,13%), số hộ dự và tham giá đóng góp ý kiến: 72.406 (82,5%), số hộ nhất trí Đề án: 72.330 (99,9%), số hộ nhất trí tên 2 quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm: 65.473 (90,5%), số hộ đề nghị đặt tên khác của 2 quận (24 cặp tên quận khác nhau): 6.857 (9,5%).
Thực tế nhiều người dân không đồng ý?
Theo ghi nhận của PV báo PLVN, khi được hỏi nhiều người dân ở khu vực đường Cổ Nhuế thì họ cho rằng họ không biết đến cuộc họp nào, bên cạnh đó cũng có một số người tỏ ra không quan tâm. Chị Vũ Thanh Thủy ngõ 347 Cổ Nhuế cho biết: "Tuần qua tôi ở nhà cả ngày nhưng không thấy ai gọi đi họp cả, mãi mấy hôm nay xem tivi mới biết về việc lên quận, chia quận, cũng như đặt tên quận".
Bà N.T.Thái xóm 16, xã Cổ Nhuế cũng chia sẻ: "Tôi cũng không được thông báo lịch họp, chỉ thấy mấy bà hàng xóm bảo đi họp thì tôi cũng đi theo, nhưng lên thì không thấy biểu quyết gì, ngồi một lúc rồi thì về".
Nhiều người dân ở xã Cổ Nhuế cũng không đồng tình với việc đặt tên là quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, vì thường thì chỉ có miền Nam và miền Bắc, giờ chia quận cũng chia thành Bắc và Nam thì không hợp lý. Bên cạnh đó việc chia Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm sẽ có sự tách biệt lớn về mặt xã hội của người dân trong quận.
Chị Nguyễn Thị Thùy (Cổ Nhuế) chia sẻ ý kiến cá nhân của mình: "Khi nói đến Nam và Bắc là có nhiều sự khác biệt, như mọi người vẫn hay gọi người miền Bắc và người miền Nam vì cả hai khu vực này người dân đều có những nét văn hóa riêng. Trong khi đó người dân Từ Liêm có từ xa xưa, vì thế tôi đồng ý với việc giữ nguyên Từ Liêm, nhưng tôi không thích gọi nơi tôi ở là quận Nam Từ Liêm".
Bên cạnh đó chị Phạm Thị Lan Hương (đường Phan Bá Vành, thị trấn Cầu Diễn) cho biết quanh khu vực của chị ở, nhiều người dân không đồng ý với việc đặt tên quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Chị Hương cho biết: "Tên cũ quá khi lại lên quận mới, đánh dấu bước thay đổi, hiện đại hơn. Nếu mà đặt tên Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, thì tôi cũng không thấy khác hơn việc để tên quận Từ Liêm, rồi đặt quận còn lại với một cái tên mới như Mỹ Đình. Vì khi nhắc tới Mỹ Đình thì ai cũng biết, còn nhắc tới Từ Liêm chưa chắc mọi người đã biết Mỹ Đình thuộc Từ Liêm".

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.