Hà Nội kiến nghị các bộ, ngành sớm di dời trụ sở khỏi nội đô

Hà Nội quyết tâm giảm ùn tắc giao thông theo Nghị quyết của Chính phủ.
Hà Nội quyết tâm giảm ùn tắc giao thông theo Nghị quyết của Chính phủ.
(PLO) -  Hà Nội kiến nghị các bộ, ngành sớm thực hiện việc di dời trụ sở ra khỏi nội đô theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ..., để giảm áp lực đối với giao thông tại khu vực này.

Sáng nay (26/12), tại hội nghị tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-CP của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Hà Nội và TP.HCM.

Theo báo cáo của UBND TP, vấn đề giao thông của Thủ đô còn gặp một số vấn đề, trong đó tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, đặc biệt vào các dịp cuối năm; vận tải hành khách bằng đường sắt đô thị và xe buýt nhanh vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng…

Huy động toàn bộ lực lượng để giảm ùn tắc giao thông

Tuy nhiên, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định trong thời gian tới sẽ huy động toàn bộ lực lượng để giảm ùn tắc giao thông bằng các giải pháp cụ thể.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Trong điều kiện lực lượng cảnh sát giao thông của Hà Nội rất mỏng so với lưu lượng giao thông của TP, Hà Nội sẽ huy động, tăng cường quân số toàn bộ lực lượng từ cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông đến dân phòng, công an quận, huyện, trật tự phường… để xử lý, giải tỏa ùn tắc trong giờ cao điểm.

Riêng dịp sát Tết, các học viên của Học viện Cảnh sát cũng sẽ được huy động ra các điểm nóng ùn tắc giao thông.

“Đặc biệt, Sở Giao thông vận tải (GTVT) phải huy động hết lực lượng thanh tra giao thông; Chủ tịch các quận huyện đôn đốc lực lượng dân phòng, sáng từ 6h30 đến 8h30, buổi chiều từ 16h đến 19h, phải căng người ra”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.

Cũng theo ông Chung, trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục siết chặt việc xe tải đi vào TP, phân lại luồng tuyến toàn bộ xe khách liên tỉnh để giảm ùn tắc giao thông.

TP đã họp và thống nhất với Bộ GTVT, bắt đầu từ ngày 1/2/2017 sẽ tiến hành phân luồng phân tuyến toàn bộ hệ thống xe khách các tỉnh theo đúng quy hoạch, không cho các xe khách chạy xuyên tâm, xuyên tuyến. Sẽ cố gắng sắp xếp các xe liên tỉnh vào các bến, đảm bảo đúng luyền tuyến.

Hà Nội cũng đã bố trí đủ số xe buýt và các tuyến buýt để kết nối với xe vân tải hành khách liên tỉnh, đảm bảo thuận tiện người tham gia giao thông khi vào TP, tránh ùn tắc.

“Hạ ngầm” trong đêm trả mặt đường cho giao thông

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ùn tắc giao thông tại một số tuyến, phố của Thủ đô là do các công trình hạ tầng giao thông, thu gom rác.

Vì vậy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu, việc thi công đào đường, vỉa hè để hạ ngầm phải thực hiện trong đêm, sáng ra phải hoàn trả mặt đường hoàn chỉnh, không để nguyên vật liệu còn lại trên đường, vệ sinh môi trưởng sạch sẽ.

TP việc thi công đào đường, vỉa hè để hạ ngầm phải thực hiện trong đêm
TP  việc thi công đào đường, vỉa hè để hạ ngầm phải thực hiện trong đêm

Các xe thu gom rác phải giảm tải trong giờ cao điểm, tính toán thời gian hợp lý; xử lý nghiêm xe tải vận chuyển nguyên vật liệu tại các công trường nếu vi phạm, xe chỉ được vào nội đô sau 21h tối và 6h sáng phải chấm dứt

Liên quan đến tuyến buýt nhanh (BRT) sẽ chính thức hoạt động từ 1/1/2017, Chủ tịch Hà Nội cho rằng, tuy tiến độ dự án được triển khai chậm nhưng nếu có tuyến đường riêng cho BRT thì sẽ hoạt động hiệu quả. Song, Hà Nội sẽ thực hiện nghiêm túc nhất để phát huy hiệu quả, giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Ông Vũ Văn Viện, Phó Giám đốc Sở GTVT TP cho biết thêm, “trên tuyến BRT có hệ thống camera giám sát, nên ngoài tổ chức hướng dẫn thông qua lực lượng CSGT, thanh tra giao thông, HN sẽ kết hợp xử lý tại hiện trường và phạt nguội các phương tiện khác nếu chạy vào đường ưu tiên của tuyến BRT”. Tuy nhiên, trong gian đoạn đầu TP sẽ dừng lại ở xử lý qua tuyên truyền, vận động, nhắc nhở. 

Ngoài ra, Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT, Bộ Công an phối hợp với Hà Nội trong việc đảm bảo an toàn giao thông, Bộ GTVT ưu tiên bố trí vốn thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn Hà Nội;

Đặc biệt, các bộ, ngành sớm thực hiện việc di dời trụ sở ra khỏi nội đô theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ... để giảm áp lực đối với giao thông tại khu vực này.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình
Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình 

Sau 8 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 16 của Chính phủ, bộ mặt giao thông Thủ đô đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét. Đặc biệt, ùn tắc giao thông giảm hàng năm, từ 124 điểm (năm 2010) xuống còn 78 điểm (2011); 67 điểm (2012); 49 điểm (2013); 46 điểm (2014); 44 điểm (2015) và hiện chỉ còn 41 điểm.

Thay mặt Chính phủ Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã biểu dương và ghi nhận những nỗ lực của Thành ủy, HĐND và UBND TP Hà Nội trong việc thực hiện các giải pháp để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông theo chỉ đạo của Chính phủ.

Trước tình trạng công tác giảm ùn tắc giao thông và TNGT còn diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội tập trung, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 16 của Chính phủ;

Quan tâm quy hoạch hạ tầng đồng bộ, đẩy mạnh xã hội hóa, ứng dụng CNTT vào điều hành giao thông, phát triển giao thông kết nối với các tỉnh, TP phía Bắc tạo hành lang ATGT thông suốt theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đặc biệt, cần gắn trách nhiệm của chính quyền các cấp, các Sở, ban ngành địa phương nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...