Hà Nội Kích hoạt lại công tác phòng chống dịch lên trên một mức

Chủ tịch Hà Nội UBND các quận, huyện, thị xã kích hoạt lại toàn bộ hệ thống chống dịch "lên trên một mức". Ảnh minh hoạ: baotintuc
Chủ tịch Hà Nội UBND các quận, huyện, thị xã kích hoạt lại toàn bộ hệ thống chống dịch "lên trên một mức". Ảnh minh hoạ: baotintuc
(PLVN) - Ngay trong đêm 28/1, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký và ban hành Công điện số 02/CĐ-UBND gửi giám đốc các sở, ban, ngành thành phố; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28-1-2021 về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, quán triệt ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố ngày 28-1-2021 với tinh thần công tác phòng, chống dịch của thành phố cần chủ động phản ứng nhanh hơn, quyết liệt hơn nhưng cũng cần bình tĩnh, không hoang mang lo lắng, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu giám đốc các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tiếp tục:

Chủ động chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống kịch bản phòng chống dịch bệnh Covid-19 như thời gian vừa qua theo các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đặc biệt đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về nhập cảnh, giám sát, cách ly y tế, phòng chống dịch. Siết chặt công tác cách ly, tuyệt đối không để lây lan trong khu vực cách ly, lây lan ra cộng đồng.

Tuyên truyền hướng dẫn cộng đồng thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt thông điệp “5K” gồm Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế. Hạn chế tối đa tập trung đông người, hạn chế tổ chức các lễ hội, chủ động phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng các trường hợp nhập cảnh trái phép, vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Sở Y tế phối hợp với các quận, huyện, thị xã thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trên Thế giới, đặc biệt là tại các tỉnh/thành phố có dịch, chủ động giám sát các trường hợp về từ vùng có dịch, xác minh, thần tốc truy vết các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh để khoanh vùng xử trí, lấy mẫu xét nghiệm ngay và áp dụng biện pháp cách ly y tế.

Phối hợp chặt chẽ Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và các tỉnh/thành phố khác thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh để chủ động điều tra truy vết những trường hợp tiếp xúc, xét nghiệm, cách ly theo quy định.

Rà soát tổng thể các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch, nâng cao năng lực xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh đảm bảo cho việc xét nghiệm trên diện rộng.

Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch trong các bệnh viện, yêu cầu các bệnh viện thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát phòng lây nhiễm Covid-19.

Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát tất cả những trường hợp đi từ vùng có dịch của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Chí Linh - tỉnh Hải Dương về Hà Nội từ ngày 14-1-2021 đến nay để xét nghiệm xong trước ngày 1-2-2021.

Công an thành phố tiếp tục chỉ đạo lực lượng trong toàn ngành chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra chặt chẽ người nhập cảnh, ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì, phối hợp Sở Y tế, các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt công tác tổ chức cách ly tập trung tại các cơ sở do Bộ Tư lệnh Thủ đô quản lý theo đúng quy định; tiếp tục rà soát mở rộng các cơ sở cách ly tập trung dân sự để sẵn sàng tiếp nhận các đối tượng tiếp xúc gần (F1) trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo, đài của thành phố tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền người dân việc thể hiện ý thức, tinh thần, trách nhiệm, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến nghị của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và thành phố, tuyên truyền mạnh mẽ việc thực hiện thông điệp “5K” của Bộ Y tế. Tuyên truyền hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Bluezone để phục vụ giám sát, truy vết tiếp xúc.

Sở Giao thông Vận tải tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các nhà ga, bến xe, bến tàu, phương tiện giao thông cộng cộng, chỉ đạo các nhà xe phải ghi chép đầy đủ thông tin hành khách di chuyển trên các tuyến liên tỉnh đặc biệt là hành khách đi và đến từ các tỉnh/thành phố đang có dịch bệnh ngoài cộng đồng.

Sở Văn hóa và Thể thao đảm bảo kiểm soát tuyệt đối an toàn trong công tác phòng chống dịch; căn cứ tình hình diễn biến của dịch bệnh để chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan tham mưu việc tổ chức các lễ hội cho phù hợp.

Sở Công Thương tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện ích, đặc biệt đeo khẩu trang và đảm bảo khoảng cách...

Ban Quản lý dự án đầu tư công trình văn hóa - xã hội thành phố kiểm tra rà soát bệnh viện dã chiến Mê Linh để bàn giao cho Bộ Tư lệnh Thủ đô quản lý vận hành. Sở Y tế chịu trách nhiệm đảm bảo nhân lực và triển khai các hoạt động về công tác chuyên môn.

UBND các quận, huyện, thị xã kích hoạt lại toàn bộ hệ thống chính trị và các đoàn thể xã hội, tổ giám sát để hành động nhanh, quyết liệt đáp ứng công tác phòng chống dịch lên trên một mức.

Phối hợp chặt chẽ, thông tin kịp thời về các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh để chủ động điều tra truy vết, xét nghiệm, cách ly theo quy định.

Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền ý thức, tinh thần, trách nhiệm của người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến nghị của Bộ Y tế. Hướng dẫn các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan xí nghiệp đơn vị trên địa bàn hạn chế tổ chức các sự kiện không cần thiết.

Đặc biệt phát động phong trào quần chúng, huy động mặt trận các đoàn thể tại địa phương tuyên truyền tới từng tổ dân phố, khu dân cư, hộ gia đình với phương châm (đi từng ngõ, gõ từng nhà), mỗi người dân như là một chiến sỹ trinh sát nhằm phát hiện tố giác những trường hợp không chấp hành việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế và thành phố, đặc biệt phát giác và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn.

Chỉ đạo các lực lượng chức năng, cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm trường hợp không tuân thủ việc đeo khẩu trang khi đi ngoài đường, tại nơi công cộng: Khu di tích, điểm thăm quan du lịch, công viên, vườn hoa, phố đi bộ, quảng trường, bến tầu, bến xe, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các sự kiện văn hóa thể thao tại nơi công cộng/sân vận động. Hạn chế tập trung đông người, giữ khoảng cách nơi công cộng.

Quản lý tốt các cơ sở cách ly, người nhập cảnh cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung, các cơ sở lưu trú có thu phí, cách ly tại nơi lưu trú và các cơ sở cách ly tổ bay.

Khi phát hiện có các ca bệnh nghi ngờ hoặc các trường hợp có liên quan cần chỉ đạo các đơn vị khẩn trương điều tra truy vết, khoanh vùng xử trí dịch theo quy định, tuyệt đối không được để dịch bệnh lan rộng.

Người đứng đầu chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; đảm bảo đủ nguồn lực cho công tác phòng chống dịch theo phương châm "4 tại chỗ"; chủ động quyết định việc tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch theo thẩm quyền.

Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao người cách ly về địa phương và giám sát theo dõi sức khỏe 14 ngày tại nơi lưu trú.

Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và các lễ hội xuân 2021.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.