GS Hồ Ngọc Đại và những triết lý… ngược dòng

GS Hồ Ngọc Đại trong buổi ra mắt sách Giáo dục hiện đại tại Hà Nội. (Ảnh PV)
GS Hồ Ngọc Đại trong buổi ra mắt sách Giáo dục hiện đại tại Hà Nội. (Ảnh PV)
(PLVN) - Có ý kiến cho rằng, nếu chọn một trí thức ở Hà Nội thì nên chọn GS Hồ Ngọc Đại. Bởi GS là một trong rất ít nhà tri thức có tư tưởng, nhà khoa học có triết lý riêng của mình. Cả cuộc đời ông xây dựng triết lý ấy và cống hiến cho triết lý ấy. Nhân dịp ra mắt sách Giáo dục hiện đại và kỷ niệm 45 năm hành trình nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển công nghệ giáo dục, ông dành tặng toàn bộ bản quyền sách giáo khoa Tiếng Việt 1 cho Nhà nước.

“Thầy làm như thế có được không?”

GS Hồ Ngọc Đại là người tiến hành thực nghiệm công nghệ giáo dục cả lý thuyết và thực tiễn, được thực hiện lần đầu tại Trường Tiểu học - THCS - THPT Thực nghiệm khoa học giáo dục (Hà Nội).

Ông cũng là “cha đẻ” của khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” treo ở hàng loạt trường học trên cả nước hiện nay.

Có thể nói, GS Hồ Ngọc Đại đã dành cả cuộc đời mình chỉ để làm duy nhất một việc: nghiên cứu công nghệ giáo dục. Đặc biệt là công nghệ giáo dục dạy cho học sinh lớp 1, nhất là môn Tiếng Việt. Cho dù ông đã từng dạy cả Toán học, Triết học, từng là giáo viên Tiểu học đến giảng viên Đại học. Và trong suốt cuộc đời mình, đến nay ở tuổi 88, ông và công nghệ giáo dục của ông vẫn luôn là chủ đề gây tranh cãi. Người ủng hộ nhiều, người phản đối cũng không ít.

Bắt đầu từ khi Trường Thực nghiệm tại phố Liễu Giai (Hà Nội) tuyển sinh khóa đầu tiên cho năm học 1978 - 1979 với duy nhất một khối: lớp Một. Mặc dù ông hoàn thành luận án Tiến sỹ Toán ở Liên Xô, khi về nước sau năm 1975, ông có thể theo những mục tiêu lớn lao hơn về Toán học. Nhưng ông chọn lớp 1 với tất cả nhiệt huyết. Bởi theo ông, cải cách giáo dục cần làm từ gốc.

Nhiều năm qua, rất nhiều người vẫn chưa có câu trả lời cho các câu hỏi: Tại sao lại là Công nghệ giáo dục? Tại sao GS Hồ Ngọc Đại kiên quyết cho rằng Công nghệ giáo dục chính là lời giải cho đổi mới toàn diện, tận gốc rễ giáo dục hiện đại? Tại sao một người có thể kiên trì theo đuổi một việc trong suốt 45 năm ròng với bao nhiêu thử thách?

Câu trả lời có thể phần nào được tìm thấy trong cuốn sách Giáo dục hiện đại. Trước câu hỏi tiêu chí về chọn giáo viên, GS Hồ Ngọc Đại thẳng thắn cho biết: “Tiêu chí đầu tiên chọn giáo viên của tôi là cô giáo phải đẹp. Khóa đầu tiên ở Trường Thực nghiệm, có mấy trăm cô, tôi chỉ chọn được hơn chục cô giáo. Có người nói ông Đại chọn giáo viên như chọn hoa hậu”...

Không chỉ là kiến thức mà là cách học, cách phản biện

“Mình là học sinh khóa 11 của Trường Thực nghiệm. Học ở Trường Thực nghiệm nó đã ăn sâu vào trong mình cho nên khi mình chọn trường đại học ở bên Mỹ thì mình cũng chọn một trường có cách dạy tương tự. Mình chọn vào Trường Liberal Art, dịch ra tiếng Việt gọi là Giáo dục khai phóng hay là Giáo dục đại cương. Do đó, khi mà các thầy cô giáo dạy ở trường đại học ở Mỹ họ dạy cũng rất giống Trường Thực nghiệm, tức là không chỉ dạy về kiến thức mà còn chú trọng về cách học, cách suy nghĩ và tư duy phản biện, biện luận riêng của sinh viên. Mình đã học phương pháp này từ hồi cấp một ở Trường Thực nghiệm nên khi mình vào môi trường đại học ở Mỹ thì mình cảm thấy hòa nhập rất dễ và mình cảm thấy rất biết ơn” - chị Đỗ Hồng Anh, thành viên Quỹ Indus Capital cho biết.

“Cha đẻ” của Trường Thực nghiệm lý giải, ông chọn giáo viên không phải cho ông mà chọn cho học trò, chọn vì trẻ nhỏ. Đẹp ở đây là giáo viên phải tạo được sự thiện cảm, thân thiện, thu hút, có sức ảnh hưởng đến học trò.

Điều quan trọng nhất của giáo dục, theo GS Hồ Ngọc Đại: “Đó là coi trọng học sinh. Từ nhỏ một đứa trẻ được coi trọng, lớn lên sẽ có lòng tự trọng”.

Với ông, bản chất lớn nhất, nguyện vọng lớn nhất của đứa trẻ là tự làm ra cái gì mà nó làm được. Coi trọng học trò là phải để các em tự làm mọi việc và thứ quan trọng nhất của việc tự làm là thao tác. Người lớn chỉ cung cấp nguyên liệu và chỉ cho trẻ cách làm. Còn thao tác phải do học sinh làm bằng tay, mô tả qua ngôn ngữ và cuối cùng là đi vào đầu đứa trẻ, đó chính là trật tự của công nghệ giáo dục.

Ông ví nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục “bên kia sông”. Trong đó, thầy thiết kế, giao việc còn trò làm việc. Chuyển từ chỗ thầy giảng sang thầy không giảng, thầy áp đặt sang thầy trao cho trò khả năng làm việc. Từ đó hình thành năng lực của mỗi học sinh.

Ông cũng xóa bỏ triệt để khẩu hiệu thầy giảng, trò ghi nhớ và học thi, luyện thi bởi những thứ đó đều vì lợi ích của người lớn. Còn giáo dục trước hết phải giúp học sinh yêu thích, đi học phải vui, phải hạnh phúc.

GS Hồ Ngọc Đại trải lòng khi ông nói linh hồn giáo dục là con trẻ, rất nhiều người cười phản đối rằng linh hồn giáo dục phải là giáo viên. “Bản chất của Trường Thực nghiệm thật ra chính là câu hỏi với học sinh: “Thầy làm như thế có được không”?

Trẻ em tự sinh ra chính mình

Chia sẻ tại buổi ra mắt sách, GS Hồ Ngọc Đại kể ông vinh dự được Nhà nước cử đi du học học ngành Tâm lý học tại Trường Đại học tổng hợp Lomonosov (Liên Xô cũ) vào năm 1968. Trong quá trình học tập, ông có thời gian đọc kỹ các tác phẩm triết học của Marx, Hegel, Kant, Platon và ấn tượng với triết lý của Marx về vai trò xã hội trong quá trình hình thành và phát triển của cá nhân.

“Quan điểm của tôi về triết học và tâm lý học cho rằng: Trẻ em là một thực thể độc lập. Mỗi một em tự trở thành chính mình. Phụ huynh hay so bì học lực của con mình với con người khác, như thế là sai lầm. Mỗi em có một cá tính riêng và môi trường phát triển hoàn toàn khác biệt nên không ai giống ai” - GS Hồ Ngọc Đại nói.

GS Hồ Ngọc Đại trong buổi ra mắt sách Giáo dục hiện đại tại Hà Nội. (Ảnh PV)

GS Hồ Ngọc Đại trong buổi ra mắt sách Giáo dục hiện đại tại Hà Nội. (Ảnh PV)

GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ rằng ông đã mất đến 2 năm chỉ để nghiên cứu cách dạy phép nhân cho học sinh tiểu học. “Trong quá trình học ở Liên Xô, giáo sư của tôi yêu cầu nghiên cứu dạy phương pháp dạy phép nhân cho học sinh tiểu học. Tôi đã phải tìm hiểu nhiều tài liệu, gặp giáo sư toán học hàng đầu thế giới lúc bấy giờ. Tôi tự nhủ: dạy phép nhân cho học sinh tiểu học thôi mà phải phức tạp như vậy sao? Tôi đã mất hai năm nghiên cứu, thực nghiệm cho đề tài này”, ông kể lại.

Nhận thức rằng người là thực thể tinh thần, và vì vậy, cơ thể người là vật chứa tinh thần, từ đó ông kết luận: Cây nào ra cây ấy/Con nào ra con ấy/Người nào ra người ấy. Nhận thức này là tiền đề trực tiếp cho lập luận: Trẻ em tự sinh ra chính mình. Ông nói rằng con người là một thực thể tinh thần, cơ thể người là vật chứa tinh thần. Một đứa trẻ sinh ra thể xác là của cha mẹ ban tặng, còn tinh thần và cuộc sống là do chính đứa trẻ tạo nên. “Để trưởng thành, trẻ em phải tự ăn. Để phát triển, trẻ em phải tự học”, ông nói.

Điều quan trọng không kém là người thầy cần được nhà trường, giáo viên và xã hội tôn trọng vì: “Giáo viên phải là người được học sinh ngưỡng mộ. Khi giáo viên được tôn trọng, giáo viên vui vẻ, yên tâm thì học sinh được hưởng”.

Kể từ năm 1978 đến nay, mô hình trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới được áp dụng. Ở đó, trẻ em là trung tâm tiếp nhận kiến thức và phát triển tư duy một cách tự nhiên, không gò ép.

Nhà trường là nơi mang lại những điều hạnh phúc cho trẻ em, không răn đe, không chấm điểm, không thi cử. Thầy không phải là truyền đạt kiến thức một chiều mà thầy là người hướng dẫn, đồng thời là cộng sự để học sinh tự tìm tòi, khám phá. Một cô giáo Toán trường Thực nghiệm chia sẻ, chẳng hạn với lý thuyết cái gì nhân với 0 cũng bằng chính nó. Cô đã hỏi học sinh của mình sau 1 loạt phép tính, là chiếc lá nhân với 0 bằng gì? Học sinh sẽ nói là chiếc lá. Có nghĩa thầy cô có thể đưa cả những hình ảnh cụ thể, sự khác biệt thông thường, để học sinh luôn nhớ được bản chất của từng phép tính. Và trẻ sẽ ghi nhớ mọi điều đã học một cách đáng yêu, vui vẻ như thế…

Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nói với GS Hồ Ngọc Đại rằng sẽ phải mất vài chục năm người ta mới hiểu được cách làm này. Tinh thần của Công nghệ giáo dục là vì học sinh, vì một cuộc sống rất tự nhiên, rất hạnh phúc của các em, chứ không phải là áp lực khi đi học.

Trải lòng về quãng thời gian đã 45 năm trôi qua của Công nghệ giáo dục, có lúc gặt hái được nhiều thành công, đã từng thí điểm ở trên 40 tỉnh, học sinh miền núi học đâu biết đó, không tái mù. Ngôi trường của ông cũng từng gây “sốt” bị phụ huynh đạp đổ cổng trường, năm GS Ngô Bảo Châu (ông là học sinh khóa đầu tiên của trường Thực nghiệm Hà Nội) đạt giải Fiels danh giá. Nhưng có lúc ông đối mặt với chỉ trích và từng có thời điểm bị phản bác khi GS Hồ Ngọc Đại đem ra hội đồng biên soạn sách giáo khoa, ông vẫn rất tin tưởng vào mô hình này. Đến một ngày không xa, khi xã hội phát triển, đời sống nâng cao, người dân sẽ thay đổi cái nhìn về giáo dục đổi mới của ông, lúc đó vẫn chưa muộn.

Bởi thế, dù ở tuổi gần 90, GS Hồ Ngọc Đại vẫn tràn đầy năng lượng khi nói về trẻ nhỏ. Đối với GS Hồ Ngọc Đại, công trình nghiên cứu mà ông đã dành trọn cả cuộc đời chỉ với mong muốn cháy bỏng: Mong các em nhỏ “Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui” mà thôi…

Không giống trường… truyền thống

Ông Hồ Thanh Bình, con trai duy nhất của GS Hồ Ngọc Đại, cựu học sinh Trường Thực nghiệm chia sẻ: “Trong môn tiếng Việt thì chúng tôi học âm trước rồi học vần, rồi học từ. Ở trường truyền thống thì học sinh sẽ đánh vần một từ có ý nghĩa. Nhưng mà khi chúng tôi bắt đầu học thì chúng tôi có thể đánh vần một từ mà không cần hiểu ý nghĩa nó là gì cả. Cách bắt đầu là như vậy. Còn môn Toán thì chúng tôi học theo khái niệm. Ở các trường bình thường, học sinh sẽ học về cộng, trừ, nhân, chia, đi luôn vào các cách tính toán. Còn chúng tôi thì tiếp cận từ khái niệm, tức là chúng tôi sẽ hiểu rõ từng khái niệm, ví dụ như phép cộng là gì, học lý thuyết phép cộng là gì, sau đó thì mới làm tính cộng sau”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.