Góp ý Luật Quản lý đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Nhiều ý kiến góp ý về vấn đề xác định đối tượng doanh nghiệp chịu điều chỉnh

Cần cân nhắc phạm vi doanh nghiệp chịu điều chỉnh bởi Luật Quản lý đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (Ảnh minh họa -Nguồn: ST)
Cần cân nhắc phạm vi doanh nghiệp chịu điều chỉnh bởi Luật Quản lý đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (Ảnh minh họa -Nguồn: ST)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đối tượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chịu điều chỉnh bởi Luật Quản lý đầu tư vốn nhà nước tại DN tiếp tục là vấn đề được nhiều DN đưa ra trong các buổi góp ý liên quan đến dự thảo Luật này.

Nhiều ý kiến về đối tượng điều chỉnh

Theo Bộ Tài chính - Cơ quan soạn thảo, một trong những nội dung được nhiều DN quan tâm góp ý tại các Tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo Luật là vấn đề xác định đối tượng DN chịu điều chỉnh tại dự thảo Luật.

Hiện nay, theo thiết kế tại dự thảo, đối tượng điều chỉnh là DN có vốn nhà nước đầu tư, bao gồm DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp (F1) và “DN có vốn đầu tư từ DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp” (F2) nhằm bảo đảm nguyên tắc quản lý theo dòng vốn đầu tư, Nhà nước thực sự đóng vai trò là chủ sở hữu vốn, nhà đầu tư vốn, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các nhà đầu tư khác trong DN, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW, bảo đảm việc phân công rõ, phân cấp mạnh tạo điều kiện cho DN chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không làm mở rộng thêm đối tượng quản lý so với hiện nay.

Ông Tạ Hữu Doanh, Trưởng Ban Tổng hợp - Pháp chế (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) cho biết, dự thảo lần này so với Luật 69/2014/QH13 trước đây đã tách bạch các nhóm DN, DN F1 do Nhà nước trực tiếp nắm giữ vốn, DN F2 do DN F1 nắm giữ vốn giúp cho các DN hoạt động thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đối với DN F2 nên xác định rõ ràng, cụ thể hơn. “Tập đoàn ủng hộ quan điểm về đối tượng DN F2 là DN có vốn đầu tư trên 50% vốn điều lệ của F1. Bởi DN F1 đầu tư tới DN F2, nếu sở hữu ít cổ phần sẽ không được quyền chi phối, quyết định DN F2, các quyết định chỉ đạo từ F1 xuống F2 rất khó thực hiện” - ông Doanh phân tích.

Đồng tình với quan điểm “DN F2 phải có trên 50% vốn đầu tư từ F1”, ông Lê Văn Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam phân tích, theo dự thảo, phạm vi DN quy định đến tất cả các DN có vốn đầu tư của DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp sẽ bao gồm cả các DN mà tỉ lệ vốn góp của Nhà nước hoặc tỷ lệ vốn của F1 tại F2 rất nhỏ. Vì vậy, trong trường hợp thông qua người đại diện không có khả năng chi phối, quyết định vấn đề quan trọng của công ty dẫn đến hiệu quả quản lý theo phạm vi không đạt được.

Ông Phạm Xuân Hoàn, Trưởng Ban Pháp chế (Công ty CP viễn thông FPT) cũng cho rằng, Luật nên cân nhắc, xem xét lại phạm vi điều chỉnh của Luật. Bởi hiện nay Viễn thông FPT đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán nên việc quy định DN F2 thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật gây khó trong việc chờ xin ý kiến từ F1, do DN hoạt động trong lĩnh vực viễn thông truyền hình, thuộc lĩnh vực công nghệ do đó đòi hỏi quyết định đầu tư cần nhanh và chính xác.

Phân định dòng vốn từ F1 xuống F2

Ông Nguyễn Chí Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) kiến nghị, trong quá trình thiết kế Luật, cần lưu ý việc tiếp tục tách bạch chức năng chủ sở hữu vốn với chức năng quản lý nhà nước tại DN sâu hơn, toàn diện, triệt để hơn. Bên cạnh đó, việc phân định giữa DN có 100% vốn nhà nước và DN có vốn của DN nhà nước cần rõ hơn. Về phương thức quản lý đối với đối tượng DN F1, F2 nên hướng dẫn, phân cấp rõ ràng.

“Đối với DN F2 nghiên cứu phân cấp những nội dung nào, như phê duyệt chiến lược, đề án tái cơ cấu, giao nhiệm vụ hàng năm có thể xin thêm ý kiến chủ sở hữu. Còn đối với các nội dung về chủ trương đầu tư, tăng giảm vốn hay quản lý các hoạt động thường xuyên của DN F2 có thể giao, phân cấp cho người đại diện và hội đồng thành viên, hội đồng quản trị của DN này” - ông Nguyễn Chí Thành đề xuất.

Bà Trịnh Thúy Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1), cho biết, Luật số 69/2014/QH13 trước đây cũng như các Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng hay các nghị định, thông tư hướng dẫn thường sử dụng khái niệm DNNN. Tuy nhiên, tại dự thảo Luật hiện nay lại đưa ra khái niệm “DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp” và “DN có vốn nhà nước đầu tư khác”, điều này khiến các DN lúng túng khi xác định đối tượng áp dụng giữa dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN với các luật chuyên ngành khác.

Liên quan đến nội dung dòng vốn nhà nước đầu tư và dòng vốn DN đầu tư, tại dự thảo sử dụng khái niệm DN có vốn nhà nước đầu tư khác (F2), cần làm rõ vốn của F1 đầu tư vào F2. Do vốn của F1 đầu tư vào F2 không chỉ có vốn nhà nước, mà còn có cả vốn của F1 huy động từ nguồn khác, phần nguồn vốn vay khác hay từ Quỹ đầu tư phát triển trích để lại... Do đó, việc sử dụng khái niệm DN F2 có vốn nhà nước đầu tư từ F1 chưa phản ánh đúng nội hàm vốn của nhà nước đầu tư.

Đồng thời, bà Quỳnh cũng bày tỏ băn khoăn, trường hợp coi F2 là DN có vốn nhà nước đầu tư khác thì dòng vốn do F2 đầu tư vào các công ty cổ phần tiếp theo có được coi là vốn đầu tư nhà nước khác không (DN F3, F4). Và DN F3, F4 có thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hay không. Quy định này sẽ ảnh hưởng tới việc F2 cử người đại diện, cũng như trong việc xây dựng quy chế quản lý nội bộ từ F2 xuống các F dưới và đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ về nội dung này.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.