Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng chỉ đạt 53%: Bài học để xây dựng chính sách

Ảnh minh họa: TTXVN
Ảnh minh họa: TTXVN
0:00 / 0:00
0:00
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có báo cáo kết quả triển khai Nghị quyết số 42/NQ-CP, Nghị quyết số 154/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tính đến ngày 27/5, thông qua các chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 42/NQ-CP và qua chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Chính phủ đã thực hiện hỗ trợ bằng tiền mặt cho trên 14,4 triệu đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 với tổng kinh phí trên 32.694 tỷ đồng.

Theo dự kiến nguồn lực ban đầu khi đề xuất gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nguồn kinh phí là khoảng 61.580 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả thực hiện hỗ trợ chỉ đạt hơn 53% so với kế hoạch.

Lý giải về nguyên nhân kết quả thực hiện chưa cao như dự kiến, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết tại thời điểm nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp, chưa được kiểm soát nên dự báo số đối tượng bị ảnh hưởng tương đối lớn và thời gian hỗ trợ tương đối dài (dự kiến 3 tháng 4, 5, 6/2020). Tuy nhiên, trên thực tế Việt Nam đã sớm kiểm soát được dịch bệnh vào cuối tháng 5/2020, việc giãn cách xã hội sớm kết thúc trong tháng 4/2020, hoạt động sản xuất, kinh đoanh được mở cửa trở lại nên hầu hết các nhóm lao động, hộ kinh doanh chỉ được hỗ trợ trong tháng 4/2020.

Việc rà soát, lập danh sách phê duyệt đối với các nhóm lao động, hộ kinh doanh, nhất là lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở để lập danh sách. Nhiều trường hợp lao động làm việc trong doanh nghiệp nhưng không giao kết hợp đồng lao động, không đảm bảo điều kiện để xem xét, hỗ trợ. Mặt khác, mức hỗ trợ thấp nên nhiều hộ kinh doanh không đề nghị, do đó số lượng thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.

Trong các nhóm được hỗ trợ, chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động được vay tiền để trả lương ngừng việc cho người lao động đạt thấp nhất so với dự kiến ban đầu. Cụ thể, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay 41,82 tỷ đồng cho 245 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho 11.276 lao động, trong khi dự kiến cho vay tái cấp vốn dự kiến ban đầu lên tới 16.200 tỷ đồng.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng điều kiện hỗ trợ người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc chặt trong khi mức vay thấp nên nhiều người sử dụng lao động không thực sự quan tâm.

Đến nay, ngoài chính sách hỗ trợ tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất vẫn đang tiếp tục được thực hiện theo Nghị quyết số 154/NQ-CP thì các đối tượng chính sách khác đã hoàn thành việc hỗ trợ. Qua thực tiễn xây dựng và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đưa ra bài học kinh nghiệm để xây dựng chính sách trong giai đoạn tới.

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khi gặp khó khăn càng phải chú ý an sinh xã hội, từng bước hình thành một hệ thống an sinh xã hội đồng bộ, hiện đại, chủ động ứng phó với những diễn biến, tác động bất lợi của thiên tai, dịch bệnh… đến lao động, việc làm.

Đối với việc nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhấn mạnh phải căn cứ tình hình thực tiễn của đất nước trong từng giai đoạn, từng thời kỳ; trong đó chính sách của Trung ương mang tính khung, định hướng, trên cơ sở đó phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương để có những giải pháp, chính sách phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất, hướng dẫn, phân công tổ chức triển khai thực hiện cụ thể, linh hoạt.

Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ phải ưu tiên những địa phương còn khó khăn, những đối tượng yếu thế chưa được bao phủ bởi các lưới an sinh xã hội để tránh trùng lặp, bỏ sót đối tượng. Ngoài ra, cần tăng cường vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên để chủ động lấy ý kiến góp ý, tham gia của đối tượng thụ hưởng từ cộng đồng dân cư, người lao động, doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...