Gỗ nguyên liệu nhập khẩu: Nhiều rủi ro do thiếu thông tin nguồn gốc

Rất ít doanh nghiệp nhập khẩu gỗ trực tiếp từ nhà khai thác mà đều phải qua khâu trung gian. (Ảnh minh họa)
Rất ít doanh nghiệp nhập khẩu gỗ trực tiếp từ nhà khai thác mà đều phải qua khâu trung gian. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tuy xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt tăng trưởng ở mức 2 con số trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nhưng theo Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) Đỗ Xuân Lập, ngành gỗ đang đứng trước rủi ro rất lớn  khi có đến 50% nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu  thiếu thông tin về chuỗi cung….

Khó tìm hiểu về nguồn gốc gỗ nhập khẩu

Tại Hội thảo “Kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhiệt đới nhập khẩu (NK)” do Viforest, Tổ chức Forest Trends cùng một số hiệp hội gỗ các địa phương tổ chức hôm 20/4 vừa qua, nhiều doanh nghiệp (DN) cho biết họ rất khó khăn khi tìm hiểu thông tin về nguồn gốc gỗ NK.

Đại diện Công ty Xuất nhập khẩu gỗ Long Hưng, ông Vương Trọng Duy  cho biết, từ 5 năm qua, DN đã NK gỗ nguyên liệu từ châu Phi nhưng do quy mô nhỏ nên không có điều kiện để sang nơi xuất kiểm tra nguồn hàng. Tiềm lực của DN cũng hạn chế nên khó kiểm tra tính hợp pháp của giấy tờ. 

Không chỉ các DN nhỏ mà ngay với các DN lớn, để hiểu và tuân thủ hết quy định nước sở tại cũng không dễ. Thực tế rất ít DN NK được gỗ trực tiếp từ nhà khai thác mà đều phải qua khâu trung gian. 

“Việc yêu cầu nhà cung cấp đưa các giấy tờ pháp lý là rất khó khăn bởi đôi khi còn là bí mật kinh doanh của họ" - ông Duy chia sẻ.

Đại diện Tổng cục Hải quan, ông Đào Duy Tám cho biết, Hải quan đang điều tra 8 DN sản xuất ván ép, gỗ dán xuất khẩu (XK) và bước đầu đã xác định một số DN sử dụng chứng từ xuất xứ chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được quy định về nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam. 

Báo cáo của Viforest và Forest Trends cũng cho thấy chỉ tính riêng năm 2020 Việt Nam có khoảng 240 DN trực tiếp tham gia NK gỗ từ châu Phi. DN có quy mô nhỏ và rất nhỏ đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động này.

Gỗ nhập khẩu có tính rủi ro cao…

Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, kim ngạch XK gỗ của Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 2 con số. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2021, kim ngạch XK của ngành đã đạt tương đương với 20% trong tổng kim ngạch của cả năm 2020. “Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu kim ngạch XK 14-14,5 tỷ USD mà Chính phủ đặt ra cho ngành trong năm 2021 là hoàn toàn có thể kỳ vọng…” - Chủ tịch Viforest Đỗ Xuân Lập khẳng định.

Lượng gỗ có nguồn gốc từ châu Phi NK về Việt Nam khoảng 2-2,5 triệu m3 mỗi năm, tương đương với 40-50% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu (gỗ tròn và xẻ). Nguồn gỗ này chủ yếu được sử dụng phục vụ tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, theo tiêu chí phân loại gỗ NK của Nghị định 102/2020/NĐ-CP (NĐ 102) thì đây là nguồn gỗ rủi ro cao. 

Tuy nhiên, theo ông Lập, thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ thịt, đặc biệt là các loài gỗ quý vẫn còn tồn tại phổ biến tại Việt Nam. Thói quen này đang gây ra những tổn hại về môi trường cũng như cho cả ngành gỗ… Hiện, Chính phủ Mỹ đang thực hiện điều tra ngành gỗ của Việt Nam dựa trên cáo buộc Việt Nam NK gỗ nhiệt đới bất hợp pháp sử dụng cho tiêu dùng nội địa, một phần được đưa vào XK. 

“Thị trường Mỹ hiện tại chiếm trên 60% tổng kim ngạch XK của toàn ngành. Nếu sau điều tra, Chính phủ Mỹ ra lệnh trừng phạt ngành gỗ của Việt Nam thì toàn ngành sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mục tiêu XK mà Chính phủ đề ra chắc chắn không thể đạt được…” - Chủ tịch Viforest lo lắng.

Tăng cường tính hiệu quả trong thực thi VNTLAS

Hiệp định Đối tác tự nguyện Việt Nam và Liên minh Châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) được Chính phủ Việt Nam và EU ký kết năm 2019 nêu rõ các yêu cầu về tính pháp lý của các mặt hàng gỗ XK giống như các yêu cầu đối với các mặt hàng tiêu thụ nội địa. Nói cách khác, Chính phủ Việt Nam không phân biệt đối xử đối với các mặt hàng phục vụ các thị trường khác nhau về các yêu cầu pháp lý về sản phẩm. 

Để triển khai các cam kết trong VPA/FLET, Việt Nam ban hành NSS 102  quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (hay còn gọi là Nghị định VNTLAS). 

“Kiểm soát tính hợp pháp của gỗ NK là một trong những nội dung trọng tâm của Hiệp định. Gỗ rủi ro NK được kiểm soát thông qua “bộ lọc” về loài rủi ro và vùng địa lý rủi ro. Theo đó, các DN NK gỗ rủi ro vào Việt Nam cần đưa ra các bằng chứng nhằm minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ…” - ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia Forest Trends lưu ý.

Thực tế cho thấy, các hoạt động kiểm soát của các cơ quan chức năng theo tinh thần của NĐ 102 hiện đang gặp khó khăn, chủ yếu là do thiếu thông tin về chuỗi cung gỗ XK tại các quốc gia cung gỗ cho Việt Nam. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngành.

Tại Hội thảo, nhóm nghiên cứu đã kiến nghị Chính phủ và cộng đồng DN ngành gỗ tiến hành các biện pháp đồng bộ, nhằm tăng cường tính hiệu quả trong việc thực hiện NĐ 102.

Các biện pháp này bao gồm Chính phủ yêu cầu DN NK gỗ từ nguồn rủi ro bổ sung các bằng chứng minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ NK và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, Chính phủ và các hiệp hội gỗ thiết lập các kênh kết nối với các quốc gia cung gỗ cho Việt Nam, nhằm tìm hiểu các thông tin về chuỗi cung, bao gồm các quy định cụ thể trong các khâu của chuỗi và các rủi ro trong chuỗi.

“Ngành gỗ chỉ có thể đạt được ổn định và phát triển khi rủi ro về tính pháp lý của nguồn cung gỗ NK được giải quyết dứt điểm...” - chuyên gia Forest Trends quả quyết. 

Đọc thêm

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.