Giúp trẻ chuẩn bị và đón tết

(Hình minh hoạ)
(Hình minh hoạ)
(PLO) - Theo Ths. Bs Đinh Thạc, để trẻ đón Tết, mừng Xuân thêm ý nghĩa, phụ huynh nên giải thích và động viên trẻ thực hiện những việc làm có ích trong dịp Tết.

Trẻ em với tâm hồn thơ ngây nên chưa hiểu hết ý nghĩa của những việc cha mẹ làm cho gia đình khi chuẩn bị đón Tết. Những việc làm này tuy “rất đời thường” nhưng mang ý nghĩa giáo dục rất nhân văn, lại tốt cho sức khỏe của trẻ, phụ huynh nên khuyến khích trẻ tham gia.

Trẻ tham gia chuẩn bị Tết

Giúp cha mẹ dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa: năm hết Tết đến, điều cơ bản đối với mọi gia đình Việt Nam là dọn dẹp nhà cửa một cách gọn gàng, tươm tất và sạch sẽ để ngôi nhà trở nên đẹp hơn trong mắt mọi người. Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia những việc làm này theo khả năng và lứa tuổi của trẻ, bằng cách phân công trẻ làm những công việc nhỏ như: dọn dẹp đồ chơi, tự gấp quần áo, lau bàn học, xếp gọn đồ đạt trong phòng, dán hoa trang trí, treo câu đối… Điều quan trọng trước khi cho trẻ tham gia là cha mẹ nhắc nhở trẻ nên cẩn thận để tránh những tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra cho trẻ, và giải thích cho trẻ hiểu rõ ý nghĩa việc dọn dẹp trang trí nhà cửa sẽ giúp mọi người đón tết vui vẻ hơn, đồng thời giúp trẻ vận động thể lực sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ trong những ngày Tết.

Hướng dẫn trẻ chúc Tết ý nghĩa: với từng đối tượng cha mẹ sẽ hướng dẫn trẻ từng câu chúc Tết sao thật phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, cụ thể như: để thể hiện sự kính yêu của con cháu đối với ông bà thì dạy trẻ câu con kính chúc ông bà thật nhiều sức khỏe, sống lâu trăm tuổi, để thể hiện sự yêu thương dành cho cha mẹ trẻ có thể chúc con kính chúc cha mẹ luôn an vui hạnh phúc, hay để thể hiện lòng yêu quý anh chị trẻ có thể chúc câu em mến chúc anh chị may mắn, làm ăn phát tài. Cha mẹ có thể tranh thủ hướng dẫn và chỉ dạy cho trẻ phong tục chúc Tết những lúc rảnh rỗi, khi cùng trẻ làm việc nhà, hoặc vào những giờ kể chuyện trước khi đi ngủ để trẻ dần quen và hiểu được ý nghĩa của hoạt động này.

Giải thích và hướng dẫn trẻ phong tục nhận “bao lì xì” đầu năm mới: trẻ em vốn dĩ rất ngây thơ nên rất háo hức được người lớn lì xì, đây cũng là nét đặc trưng rất trẻ con càng làm cho mùa Xuân thêm vui và nhộn nhịp. Để giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của phong tục lì xì, cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu rằng dịp năm mới trẻ thường được nhận lì xì từ người lớn như một lời chúc tốt lành, phong bao lì xì đó cũng chính là tấm lòng, sự yêu thương của người lớn dành cho con trẻ với mong muốn mang đến nhiều may mắn, tốt đẹp cho trẻ trong năm mới đến. Điều quan trọng hơn nữa là cha mẹ hãy dạy trẻ mỉm cười và biết nói lời cảm ơn đến những người đã gởi phong bao lì xì cho mình.

Dạy trẻ luôn biết tri ân tổ tiên ông bà, hiếu kính cha mẹ: ngày Tết, mọi thành viên trong gia đình luôn tâm niệm và hoài nhớ về công ơn tổ tiên bằng những hoạt động như  bày mâm cỗ cúng tổ tiên, đi lễ/viếng chùa cùng tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã khuất… Một việc làm rất nhiều ý nghĩa nên cha mẹ cùng tâm sự với con trẻ về những đóng góp của tổ tiên với con cháu và sự vất vả của ông bà đã nuôi cha mẹ nên người, qua đó trẻ cảm nhận được những khó khăn vất vả của người lớn, để lòng tri ân sẽ đến một cách tự nhiên.

Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa những món ăn ngày Tết: các món ăn truyền thống ngày Tết không chỉ đa dạng về loại món mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa mà gia đình mong muốn, tất cả đều sẵn sàng đón một năm mới như ý và bình an. Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của từng món ăn cũng là cách giúp trẻ ý thức hơn việc ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ, đồng thời ý nghĩa của những món ăn ngày Tết sẽ hướng trẻ đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống như ý nghĩa của mâm ngũ quả, của bánh chưng…

Những điều cần tránh cho trẻ

Không để trẻ thức quá khuya: vào những ngày Tết trẻ được nghỉ học nên thường không có khái niệm về thời gian, nên không chú ý việc đi ngủ đúng giờ, cha mẹ lại quá bận rộn trong việc đón Tết nên ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ phải luôn nhắc nhở trẻ đi ngủ đúng giờ hoặc không nên thức quá muộn, ngủ quá khuya sẽ rất có hại cho sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt về hệ thần kinh.

Không để trẻ quá nhiều thức ăn ngọt: thức ăn ngọt ngày Tết rất dồi dào và bắt mắt, từ các loại mứt Tết, bánh kẹo ngọt đến những loại nước uống chứa nhiều đường ngọt đóng chai luôn hấp dẫn trẻ. Nếu không có sự kiểm soát của người lớn thì trẻ sẽ ăn thỏa thích những thức ăn ngọt ngày Tết. Việc ăn uống như thế sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể: trẻ ăn ngọt nhiều quá vốn dĩ đã dư cân trước đó sẽ nhanh chóng bị tăng cân béo phì dịp sau Tết; trẻ biếng ăn hoặc lười ăn trước đây khiến cha mẹ lo lắng nhưng lại thích ăn thức ăn ngọt ngày Tết sẽ dễ làm cho trẻ bỏ những bữa chính, càng làm cho tình trạng dinh dưỡng của trẻ trở nên xấu hơn. Chưa kể, những tình huống trẻ ăn hoặc uống quá nhiều đồ ngọt có thể gặp những phiền phức cho hệ tiêu hóa như: trẻ bị đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy cấp…

Đối với trẻ em, Tết luôn là một dịp quan trọng và nhiều háo hức
Đối với trẻ em, Tết luôn là một dịp quan trọng và nhiều háo hức

Không để trẻ vui chơi giải trí quá độ, nhất là chơi game và xem tivi: những ngày nghỉ Tết, sẽ có những trẻ chỉ ở nhà dán mắt vào màn hình tivi để xem thỏa thích các chương trình giải trí hay ngồi giữ khư khư chiếc điện thoại di động, máy tính bảng (Ipad) hoặc máy vi tính bàn để chơi trò chơi điện tử suốt suốt cả ngày, đây chính là điều không hề tốt cho sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ nhỏ. Phụ huynh chú ý, không nên để trẻ dưới 2 tuổi xem tivi hoặc tạo thói quen cho trẻ lớn xem chỉ tivi trong khoảng 2 - 4 tiếng đồng hồ trong một ngày, với trẻ lớn chỉ nên cho trẻ chơi các trò chơi điện tử tối đa trong vòng 1 giờ sau khi trẻ đã hoàn thành các phần việc được cha mẹ giao trong ngày Tết như quét dọn nhà cửa, rửa chén, lặt rau, tưới nước chậu hoa Tết… để cho trẻ có thể thư giãn và như một phần thưởng tinh thần đúng nghĩa dành cho trẻ. Việc ngồi quá lâu một chỗ sẽ ảnh hưởng đến cột sống và mắt cho kỳ học sau Tết, và nhất là tình trạng dư cân, béo phì vì trẻ ít vận động có thể dẫn đến những bệnh lý mạn tính sau này.

Không nên để trẻ tự ý ăn trái cây có hạt hoặc ăn những loại hạt ngày Tết: những loại trái cây có hạt hoặc những loại hạt thường dùng ngày Tết như: hạt dưa, bí, hướng dương, đậu phộng… luôn là mối nguy hại đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Vì nếu không cẩn thận những loại hạt này có thể rơi vào đường thở gây tình trạng hóc sặc dị vật đường hô hấp nếu không được xử trí sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ và để gia đình đón Tết thật vui, cha mẹ nên để mắt đến trẻ nhất là khi cho trẻ ăn những loại trái cây có hạt, bằng cách cẩn thận loại bỏ hết hạt trước khi cho trẻ ăn, đặc biệt những loại hạt ngày Tết nên để xa tầm với của trẻ hoặc cất giữ cẩn thận khi không dùng tới.

Đọc thêm

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).
(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...