Gìn giữ nghệ thuật truyền thống: Chênh vênh giữa sáng tạo và bảo tồn

Cải lương ngày càng xa vời với công chúng trẻ, đó là điều khó khăn đối với nhiều nghệ sĩ
Cải lương ngày càng xa vời với công chúng trẻ, đó là điều khó khăn đối với nhiều nghệ sĩ
(PLO) - Mượn cuộc thi Miss World 2018 để thể hiện giá trị dân tộc, quyết định cover bài hát “Lạc trôi” (Sơn Tùng M-TP) của Hoa hậu Trần Tiểu Vy trong trang phục truyền thống đã nhanh chóng bị dư luận chỉ trích là “không phù hợp với đấu trường tầm cỡ quốc tế”, có người còn đi xa hơn khi ám chỉ đây chính là lý do cô Hoa hậu chỉ dừng chân ở top 30. 

Trước nhiều ý kiến trái chiều, Hoa hậu giải thích, cô muốn mang đến sự “độc đáo, mới mẻ”: “Ca khúc “Lạc trôi” cũng rất nổi tiếng trong nước và Sơn Tùng M -TP là hình mẫu nghệ sĩ đại diện cho giới trẻ Việt Nam, tôi không hối hận vì quyết định này”.

Nhìn ở góc độ tích cực, điều cô Hoa hậu nói có phần không sai, bởi thực tế cho thấy ca sĩ trẻ Sơn Tùng M-TP là một hiện tượng hiếm hoi của Vpop mà  “cá bé bơi ra biển lớn”; và sức “nóng” của bài hát “Lạc trôi” trong nước không những thể hiện ở việc đông đảo khán giả trẻ đón nhận mà còn ở rất nhiều phiên bản cover, remix của người hâm mộ theo các phong cách khác nhau như hợp xướng, acoustic, bolero và cải lương.

Song cũng không khó dự đoán, mỗi khi nghệ sĩ trẻ làm một điều gì đó mới có “động chạm” tới yếu tố truyền thống đều nhận nhiều “gạch đá” và đặc biệt “cái nhìn nghiêm khắc” của giới chuyên môn.

Ngày trước, ca sĩ Tóc Tiên, Long Halo và DJ Hoàng Touliver đã có một quyết định táo bạo và mạo hiểm khi thực hiện remix ca khúc gần trăm tuổi “Dạ cổ hoài lang” của tác giả Cao Văn Lầu theo phong cách world music được giới trẻ yêu thích nhưng khán giả lại chê bai giọng hát “không hề có chất dân gian” là “chênh, phô, hụt hơi”, “không thể hiện được cái chất dân gian đương đại, cái hồn dân tộc đầy cảm xúc” như NSƯT Thành Lộc.

Cô ca sĩ cũng “phản pháo” rằng với tác phẩm này, cô chọn phong cách hát hiện đại để phá cách. Ca khúc còn nhận nhiều chỉ trích dữ dội là “làm hư cải lương”.

Nhưng có lẽ tệ nhất phải kể đến trích đoạn Tô Ánh Nguyệt remix của Trấn Thành, Anh Đức và NSND Ngọc Giàu đã gây nhiều bức xúc và lĩnh mức phạt nặng vì cho những yếu tố hài thô thiển, nhảm nhí, thậm chí dung tục, làm sai lệch tác phẩm gốc của soạn giả, NSND Trần Hữu Trang.

Vở kịch đã gắn liền với nhiều tên tuổi nghệ sĩ cải lương gạo cội như NSND Lệ Thủy, NSND Diệp Lang, NSƯT Minh Vương, Hồng Nga... và được coi là một vở cải lương mẫu mực trong nghệ thuật cải lương Việt Nam. Từ những hiện tượng trên, có thể thấy một ranh giới rõ ràng giữa sự sáng tạo của nghệ sĩ và một sản phẩm lỗi.

Mới đây, nhân kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương hình thành và phát triển, tại Tọa đàm “Theo dòng lịch sử sân khấu cải lương” (giai đoạn 1955-1975) do ĐH KHXH&NV cùng Hội Sân khấu TP HCM tổ chức mới đây, giới nghệ sĩ trẻ bày tỏ những mong muốn có được sự đồng cảm từ lớp nghệ sĩ đi trước.

Các bạn trẻ đặt ra vô vàn câu hỏi như “Người lớn cứ nói là không có kịch bản hay nhưng tại sao đang có rất nhiều tác giả trẻ viết nhiều kịch bản hay đều không được sử dụng?”; “Trước khi bác bỏ, thế hệ đi trước đã thực sự lắng nghe và tiếp nhận thế hệ trẻ chưa?”...

Bên cạnh đó, cách đây không lâu, trong buổi giao lưu của NSND – Tiến sĩ cải lương Bạch Tuyết với các em học sinh ở Trường THPT Nguyễn Du (TP Hồ Chí Minh), nhiều em học sinh đã thực sự đặt ra những câu hỏi hóc búa như “Làm thế nào để cải lương đến gần hơn với giới trẻ?”, “Tại sao nhạc cải lương không được quảng bá rộng rãi như âm nhạc hiện đại?”, đều gợi lên nhiều suy ngẫm.

NSND Bạch Tuyết cho rằng: “Cải lương muốn tồn tại thì cần phải biết người trẻ cần gì, xã hội muốn gì và phải đi vào những đề tài nóng bỏng của xã hội, gắn liền với đời sống thường nhật. Một nhà nghiên cứu đã từng nói muốn biết thời đại như thế nào, muốn biết âm hưởng của tuổi trẻ ra sao, chỉ cần nghe âm nhạc của thời điểm đó.

Khi làm nghệ thuật cải lương, tôi luôn chăm chú, quý trọng những khán giả lớn tuổi. Tôi càng trân trọng hơn nếu như tiếng hát của mình đến được với thế hệ trẻ. Khi tôi nghe bài “Em gái mưa” rồi “Lạc trôi”, tôi hiểu và cảm nhận được vì sao những tác phẩm này hút giới trẻ.

Do đó, tôi đã cover bài hát theo phong cách vọng cổ và đăng lên Youtube để xem thử các thời đại có gặp nhau hay không. Và khi đọc được những comment của rất nhiều bạn trẻ, tôi cảm thấy may mắn vì dù cách nhau nhiều thế hệ, chúng ta vẫn chia sẻ sự đồng điệu, thấu hiểu về nghệ thuật”.

Cũng theo NSND Bạch Tuyết, trước đây cải lương có 2 nội dung xuyên suốt đó là chống ngoại xâm bảo vệ đất nước và bảo vệ văn hóa dân tộc. Thế nhưng sau năm 1975, nghệ thuật cải lương trở nên “bơ vơ” và chậm phát triển hơn tất cả các loại hình khác; đề tài của cải lương không còn sát với hiện tại, thậm chí có đôi khi xa rời thực tế. Nhưng nhìn vào thực tế, thói quen nghe nhạc và sáng tác âm nhạc của thế hệ hiện đại đã thay đổi rõ rệt.

Quả thực, khán giả cải lương trong bối cảnh hiện đại chưa bao giờ “quay lưng” với loại hình nghệ thuật này nhưng đòi hỏi nghệ thuật cải lương phải luôn có cái mới – hay – lạ, mang hơi thở thời đại để họ thưởng thức chứ không thể nào cứ sống hoài với cái cũ.

Song, nói về làm mới âm nhạc cải lương, nhạc sĩ Đức Trí nhấn mạnh: “Trước khi sáng tạo, làm mới thì phải hiểu rõ, nắm vững căn bản âm nhạc cải lương, âm nhạc truyền thống. Sáng tác mới là mạo hiểm nhưng nếu mình thành công, đó sẽ là lối ra”. 

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.

Quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Hollywood

Thứ trưởng bộ VHTT DL Hồ An Phong cùng các nhà làm phim đến từ Việt Nam giao lưu với phó thị trưởng Los Angles.
(PLVN) - Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại toà nhà hiệp hội các đạo diễn - Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.