Chính thức dừng tuyển sinh lớp 6 chương trình song bằng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các trường không tuyển mới học sinh lớp 6 chương trình song bằng IGCSE tại các trường tham gia Đề án từ năm học 2021-2022.


Trước việc nhiều phụ huynh xôn xao khi có thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã làm việc với các Phòng GD&ĐT và một số trường về việc dừng tuyển sinh vào hệ song bằng lớp 6 sau 3 năm thí điểm, chiều 23/4, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có thông tin tới báo chí về việc không tuyển mới học sinh theo chương trình đào tạo song bằng từ năm học 2021-2022.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Đề án “Thí điểm chương trình đào tạo song bằng THCS Việt Nam và Chứng chỉ IGCSE tại một số trường THCS tại Hà Nội” đã được Sở hướng dẫn các phòng GD&ĐT và các nhà trường triển khai thực hiện theo đúng các nội dung.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Xuân Tiến chủ trì buổi thông tin với báo chí về việc dừng đào tạo hệ song bằng THCS
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Xuân Tiến chủ trì buổi thông tin với báo chí về việc dừng đào tạo hệ song bằng THCS 

Theo Đề án được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2830 ngày 8/6/2018 thì Đề án này được thí điểm trong 6 năm. Trong đó, năm học 2018-2019, tuyển sinh mới lớp 6; Năm học 2019-2020, tuyển sinh mới lớp 6 và dạy tiếp học sinh được lên lớp 7; Năm học 2020-2021, tuyển sinh mới lớp 6 và dạy tiếp học sinh được lên lớp 7,8; Năm học 2021-2022, dạy tiếp học sinh được lên lớp 7,8,9; không tuyển mới học sinh lớp 6.

Năm học 2022-2023, dạy tiếp học sinh được lên lớp 8,9; Năm học 2023-2024, dạy tiếp học sinh được lên lớp 9 và đánh giá toán bộ Đề án.

Do đó, Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo các trường không tuyển mới lớp 6 chương trình đào tạo song bằng IGCSE tại các trường THCS tham gia Đề án từ năm học 2021-2022.

Theo lộ trình của Đề án, đến năm học 2023- 2024, Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với các sở, nghành tiến hành đánh giá toàn bộ Đề án. Trên cơ sở kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, bài học kinh nghiệm…, Sở sẽ phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, tham mưu với TP, Bộ GD&ĐT về kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.

Chương trình song bằng là gì?

Điểm chung của chương trình "song bằng" ở cả cấp THCS và THPT là song song học cả chương trình của Bộ GD&ĐT và chương trình của Cambridge giáo dục quốc tế (CIE) theo các phân khúc tương ứng với các bậc học theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Chương trình Cambridge giáo dục quốc tế (CIE) là chương trình chuẩn hóa giáo dục quốc tế cho học sinh phổ thông từ 5-19 tuổi. Chương trình chia theo các cấp với các chuẩn đầu ra và bằng cấp được công nhận ở nhiều nước trên thế giới.

Ở cấp tiểu học, chuẩn đầu ra là Cambridge Primar, bậc THCS chuẩn đầu ra là Cambridge Lower Secondary và IGCSE, và ở bậc THPT, học sinh sẽ nhận bằng A Level, tương đương với dự bị đại học. Bằng A Level được nhiều trường ĐH tại Mỹ, Canada và một số nước trong khu vực như Singapore công nhận.

Như vậy, nếu theo hệ thống này, các học sinh vào lớp 6 ở Việt Nam bắt đầu học chương trình Cambridge Lower Secondary và sau khi kết thúc THCS thi để lấy chứng chỉ IGCSE. Khi có chứng chỉ này, học sinh học tiếp bậc THPT để lấy bằng A Level ở trong hoặc ngoài nước. Cùng với đó, học sinh vẫn có bằng tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT của Việt Nam cấp.

Khi tổ chức thí điểm ở bậc THCS, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội khi đó cho biết chương trình song bằng tại các trường công lập ở Hà Nội được UBND thành phố hỗ trợ kinh phí nên mức học phí phải đóng góp thấp hơn nhiều lần so với học ở trường quốc tế.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội hiện có 7 trường THCS tổ chức giảng dạy chương trình song bằng trung học cơ sở quốc gia Việt Nam và chương trình giáo dục nhận chứng chỉ trung học quốc tế IGCSE. Đó là các trường THCS: Chu Văn An (Q.Tây Hồ); Thanh Xuân (Q.Thanh Xuân); Cầu Giấy, Nghĩa Tân (Q.Cầu Giấy); Trưng Vương, Ngô Sĩ Liên (Q.Hoàn Kiếm) và khối THCS của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.