Giảng viên Luật không được hành nghề luật sư để tránh "thầy cãi trò"?

Có nên cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật  là vấn đề được các đại biểu đề cập nhiều nhất trong phiên thảo luận sáng nay của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII về dự thảo Luật Luật sư.

Có nên cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật  là vấn đề được các đại biểu đề cập nhiều nhất trong phiên thảo luận sáng nay của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII về dự thảo Luật Luật sư.

Kỳ họp thứ 4 Quốc hội XIII
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội XIII
Không cho phép để chuyên môn hóa ngành nghề
Tại điểm a, khoản 4 Điều 17 dự thảo Luật, viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
Theo UBTVQH, việc có cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được hành nghề luật sư hay không cần được cân nhắc thấu đáo, cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả tổng kết 5 năm thi hành Luật luật sư cho thấy, một trong những hạn chế căn bản của hành nghề luật sư thời gian qua là “hoạt động hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư chưa mang tính chuyên nghiệp, số luật sư hành nghề kiêm nhiệm các công việc khác vẫn còn khá cao chiếm trên 20%, điều này đã làm cho hoạt  động luật sư hiện nay bị kém hiệu quả và kém chất lượng”.
Việc quy định cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được kiêm nhiệm nghề luật sư sẽ không khắc phục được tình trạng nêu trên. Hơn nữa, việc cho phép kiêm nhiệm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn giảng dạy, khó bảo đảm chất lượng hành nghề luật sư và cũng không phù hợp với mục tiêu xây dựng đội ngũ luật sư theo hướng chuyên nghiệp theo định hướng cải cách tư pháp và quan điểm chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Luật luật sư lần này.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) phát biểu: Điều quan trọng là chất lượng đội ngũ luật sư. Để nâng cao chất lượng thì phải chuyên môn hóa, do vậy, không nên cho viên chức làm nghề giảng dạy pháp luật được làm nghề luật sư là một phương án đúng đắn.
“Chức năng nhiệm vụ là giảng dạy, là dành thời gian cho giảng dạy. Hơn nữa, chúng ta đang nâng cao chất lượng giảng dạy thì nên để tập trung cho việc này. Bởi vì khi anh tham gia bào chữa thì anh phải thực hiện đúng theo các quy đinh. Tôi nói trong thực tế hiện nay, khi tòa án đã triệu tập phiên tòa nhưng vắng mặt luật sư thì không xét xử được. Chính vì vậy, câu chuyện mà luật sư bận cũng là một trong những nguyên nhân góp phần trong việc tồn án của tòa án. Trong trường hợp này tôi rất đồng tình với việc sửa đổi mới”, bà nói.
Đại biểu Lê Việt Trường (An Giang) có ý kiến tương tự. Ông lý giải cho quan điểm của mình: “Không nên vừa làm công tác giảng dạy vừa làm luật sư. Bởi cả hai nghề đều đòi hỏi tính chuyên sâu. Giảng viên cần phải nghiên cứu khoa học. Ngoài thời gian giảng dạy, họ còn cần thời gian để nghiên cứu. Nếu cho kiêm nhiệm, họ sẽ dành thời gian này để đi làm thêm”.
Có đại biểu nhất quyết phản đối việc cho người dạy Luật hành nghề luật sư với quan điểm “để bảo vệ hình ảnh của người thầy”. 
“Tôi nghiêng về hướng đồng tình không cho phép. Giảng viên hành nghề luật sư, bào chữa sẽ có những vụ án không thành công, khi đó hình ảnh của người thầy ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, ảnh hưởng đến học trò. Hơn nữa trong quá trình thực hiện việc bào chữa của mình, thực hiện hợp đồng của mình thì buộc phải có trách nhiệm trong hợp đồng đó và nếu như quá trình thực hiện có lỗi và dẫn đến những trách nhiệm ràng buộc thì cũng sẽ ảnh hưởng hình ảnh”, đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) phát biểu. 
Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị), Huỳnh Ngọc Ánh (TP HCM) cũng nhất trí cao quan điểm không cho thầy dạy luật làm nghề luật sư. Bởi lý do chắc chắn hai hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến nhau, khi cả hai đều phải tiến hành vào giờ hành chính.
“Có những vụ án kéo dài cả tháng, nếu theo đuổi vụ án, người thầy không thể không ảnh hưởng đến công việc giảng dạy. Nhiều đại biểu đưa ra những ví dụ về công việc của những người thầy ở các lĩnh vực khác.
Nhưng không phải sự so sánh nào cũng đúng. Ví như nghề thuốc, họ hoàn toàn làm ngoài giờ hành chính. Hay đối tượng tác động của họ không có quan hệ phụ thuộc như nghề luật sư và người thầy ngành luật”, đại biểu Nguyễn Đức Châu nói.  
Cần nghiên cứu lại để tránh lãng phí nguồn lực
Một luồng ý kiến cũng khá gay gắt phản ứng lại với quy định này khi cho rằng việc để giảng viên ngành luật hành nghề luật sư chính là cách tránh lãnh phí nguồn lực từ đối tượng này. 
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp HCM) phát biểu: “Nếu không cho người giảng dạy ngành luật hành nghề luật sư thì những người thầy đó “dạy người ta cái việc mà mình không làm” – đây là một quy định hiếm hoi  của thế giới, mà Việt Nam là một trong những nước đó”. Phản biện lại ý kiến về tác động xấu khi luật sư và thẩm phán có quan hệ thầy trò, ông nói: “Không phải chỉ khi là Luật sư thì người thầy giáo đó mới tác động được đến thẩm phán. Và số vụ án mà người ngồi ghế thẩm phán và luật sư có quan hệ thầy trò cũng không nhiều”.
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) cũng không cho rằng quan hệ “thầy trò” đáng quan ngại trong việc này. Bởi theo ông, dù trong xã hội họ có quan hệ như thế nào, thì khi tham gia tố tụng, hội đồng xét xử, kiểm sát, luật sư đều phải tuân theo pháp luật. Mà pháp luật thì không vị tình riêng. Về ý kiến nếu tham gia hành nghề luật sẽ ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu của nghề giáo, đại biểu Chu Sơn Hà lại cho rằng chính quá trình bào chữa, tham gia vụ án cũng là một quá trình nghiên cứu có ích cho công việc giảng dạy. 
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Bắc Giang) không đồng ý với quy định hiện nay của dự thảo luật trong vấn đề này. Đối chiếu với nghề Y, ông cho rằng chính những người thầy là người có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn để hành nghề tốt.
“Theo tôi với phương châm là học đi đôi với hành mà cái hành đó giúp cho cái dạy tốt hơn thì tôi thấy về góc độ này rất khuyến khích. Những người giảng dạy luật nếu có đạt các trình độ, học các bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư mà dám nhận làm luật sư thì đấy là rất có ích cho nghề”, ông Nhân nói.  
Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cần có những điều kiện ràng buộc để có thể đảm bảo chất lượng cho cả hai lĩnh vực hành nghề. 
“Tôi thấy thực sự chưa thuyết phục, trong thực tế thì vẫn cần và chúng ta không nên lãng phí một nguồn nhân lực chất lượng cao như vậy. Cho nên tôi đề nghị Quốc hội nên cân nhắc, xem xét quyết định nên cho đối tượng viên chức là giáo viên giảng dạy luật ở các trường được tham gia làm luật sư nói chung hoặc chí ít cũng là luật sư tư vấn”, đại biểu Đinh Xuân Thảo (TP Hà Nội) nói.
Sáng nay, các đại biểu cũng đã cho ý kiến về vấn đề thời hạn đào tạo; có nên cho người đã xóa án tích tham gia hành nghề luật sư, thẻ luật sư có nên quy định thời hạn... trong dự thảo luật Luật sư; vấn đề bố trí chỗ ngồi cho Luật sư trong phiên tòa để đảm bảo tính dân chủ trong quá trình xét xử…
Chiều nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Điện lực.
Nhật Thanh

Đọc thêm

Chấp hành viên Cục THADS Đắk Lắk bị tấn công khi thi hành công vụ

Cục THADS tỉnh Đắk Lắk phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức cưỡng chế giao tài sản của Công ty cổ phần Thống Nhất cho người mua được tài sản bán đấu giá.
(PLVN) -  Ngày 18 /9, Cục THADS tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk, UBND phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột và Công an tỉnh Đắk Lắk và các sở, ban ngành tổ chức cưỡng chế giao tài sản của Công ty cổ phần Thống Nhất cho người mua được tài sản bán đấu giá.

THADS Kiên Giang bứt phá tổ chức thi hành án

THADS Kiên Giang bứt phá tổ chức thi hành án
(PLVN) - Cục THADS tỉnh Kiên Giang có nhiều bứt phá trong việc tổ chức thi hành án, qua 11 tháng, mặc dù thụ lý tăng hơn so với cùng kỳ 13% về việc; 43% về tiền nhưng kết quả toàn tỉnh về việc đạt 81,62% (cao hơn cùng kỳ 1,44%); về tiền đạt 53,51% cao hơn cùng kỳ 7,92%, vượt chỉ tiêu cả năm 6,68%.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi kiểm tra việc thực hiện Luật Luật sư và khảo sát tình hình triển khai Kết luận số 69-KL/TW của Ban Bí thư tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Thứ trưởng Mai Lương Khôi kiểm tra việc thực hiện Luật Luật sư và khảo sát tình hình triển khai Kết luận số 69-KL/TW của Ban Bí thư tại Bà Rịa – Vũng Tàu
(PLVN) -Chiều 19/9, Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc thực hiện Luật Luật sư và khảo sát tình hình triển khai Kết luận số 69-KL/TW của Ban Bí thư.

Tích cực xây dựng, hoàn thiện pháp luật quy định vấn đề chuyển đổi giới tính

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 Chương trình đối thoại nhà nước pháp quyền với Cộng hoà Liên bang Đức được ký kết ngày 15/4/2024 giữa Bộ Tư pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hoà Liên bang Đức, với sự hỗ trợ của Quỹ IRZ, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo: “Kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang Đức về xác lập, thực hiện, bảo vệ quyền của người chuyển đổi giới tính, bao gồm các vấn đề về nhân thân và tài sản”.

Quảng Ninh đẩy mạnh vận động, thuyết phục trong thi hành án dân sự

Chi cục THADS huyện Hải Hà phối hợp cùng các ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động người phải thi hành án dân sự tự nguyện thi hành án.
(PLVN) -Nhằm góp phần rút ngắn thời gian giải quyết, hạn chế đơn thư khiếu kiện, đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án, ổn định an ninh trật tự trên địa bàn, bên cạnh việc áp dụng các chế tài, các đơn vị trong hệ thống thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Quảng Ninh đã tích cực vận động, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

Tiếp tục rà soát, gỡ vướng pháp lý để thúc đẩy tăng trưởng

Tiếp tục rà soát, gỡ vướng pháp lý để thúc đẩy tăng trưởng
(PLVN) - Sáng 18/9, Bộ Tư pháp tổ chức họp Nhóm giúp việc chuẩn bị phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Cuộc họp do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, thành viên Ban Chỉ đạo, Trưởng Nhóm giúp việc chủ trì.

Cục THADS Lâm Đồng tặng quà gia đình chính sách, học sinh nghèo

Cục THADS Lâm Đồng tặng quà gia đình chính sách, học sinh nghèo
(PLVN) - Với tinh thần chung sức xây dựng nông thôn mới, chiều 16/9, Đoàn công tác Cục THADS tỉnh Lâm Đồng đã đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà.

Sở Tư pháp Hải Phòng quyên góp, ủng hộ nhân dân khắc phục thiệt hại sau bão

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Tư pháp tham gia ủng hộ.
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch của Ban Thường trực, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng về việc Tổ chức đợt vận động, tiếp nhận ủng hộ nhân dân khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra; phát huy truyền thống đoàn kết, “Tương thân, Tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc, ngày 16/9, Sở Tư pháp Hải Phòng phát động quyên góp ủng hộ nhân dân khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 (yagi).

Trà Thị Thu - Cô giáo cổ tích trên “cổng trời” Ngọc Linh

Ngày thường của cô Trà Thị Thu và học trò
(PLVN) -Đã 10 năm, từ ngày ra trường, cô giáo Trà Thị Thu ( Nam Trà My- Quảng Nam) đã nhận nhiệm vụ trên đỉnh núi cheo leo không điện, không sóng điện thoại, mù mịt sương giăng và những mùa mưa không ngớt… Thế nhưng cô không bỏ cuộc, dù học sinh của cô khi đó là những em bé mẫu giáo người Ca Dong nheo nhóc, là lớp học không thể tiêu điều hơn…