Giảng viên đại học phải có bằng thạc sĩ trở lên

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Theo Thông tư mới của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành, giảng viên hạng III các trường đại học công lập phải có bằng thạc sĩ trở lên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. 

Theo thông tư, chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập (đại học, học viện, trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân) bao gồm giảng viên cao cấp (hạng I) – mã số V.07.01.01; giảng viên chính (hạng II) – mã số V.07.01.02; giảng viên (hạng III) – mã số V.07.01.03; trợ giảng (hạng III) – mã số V.07.01.23.

Theo Thông tư, giảng viên hạng III các trường đại học công lập phải có bằng thạc sĩ trở lên. Theo quy định trước đây tại Thông tư 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giảng viên (hạng III) là có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy.

Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, giảng viên hạng III cũng phải  có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) thay vì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên như quy định tại Thông tư 36/2014.

Đối với giảng viên chính (hạng II), tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT có yêu cầu chủ trì biên soạn ít nhất 1 sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

Thông tư cũng quy định về cách xếp lương đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy. Theo đó, giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20-8,00; giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40-6,78; giảng viên (hạng III) , trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34-4,98. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 12/12/2020. 

Đọc thêm

Tuyên Quang: Nỗ lực giúp giáo viên trở thành “người dẫn đường công nghệ”

Tuyên Quang: Nỗ lực giúp giáo viên trở thành “người dẫn đường công nghệ”
(PLVN) - Trong hành trình chuyển đổi số toàn diện, giáo viên Tuyên Quang đang vươn mình trở thành những "người dẫn đường công nghệ", vừa làm chủ các công cụ số, vừa là cầu nối giữa tri thức hiện đại và thế hệ học sinh tương lai. Với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, ngành Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang đang cho thấy những bước tiến vững chắc trên con đường số hóa giáo dục.

Victoria School dẫn đầu xu hướng giáo dục tích hợp văn hóa - nghệ thuật - kỹ năng

Victoria School dẫn đầu xu hướng giáo dục tích hợp văn hóa - nghệ thuật - kỹ năng
(PLVN) - Vào tối 19 và 20/04/2025 tại Nhà hát TP HCM, Trường Quốc tế Song ngữ Victoria đã công diễn vở nhạc kịch The Enchanted Crossbow - một tác phẩm sân khấu độc đáo, lấy cảm hứng từ truyền thuyết Chiếc nỏ thần và được thể hiện theo phong cách Broadway hiện đại, hòa quyện cùng tinh thần lãng mạn bi tráng của Romeo & Juliet.

Xác minh thông tin vụ học sinh bị bạo lực tại Trường THCS Cao Mại

Ảnh cắt từ clip được ghi lại
(PLVN) - Một đoạn clip ghi lại cảnh bạo lực học đường xảy ra tại Trường THCS Cao Mại (thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Nạn nhân là một học sinh lớp 6, bị bạn học hành hung và ép buộc thực hiện hành vi phản cảm ngay trong nhà vệ sinh của trường.

Học 2 buổi/ngày: Cần thiết nhưng phải được triển khai bài bản

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQGHN). (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước chủ trương dự kiến hướng tới các trường THCS, THPT tổ chức dạy học ngày 2 buổi của Bộ GD&ĐT đang thu hút nhiều ý kiến dư luận, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) đã có những trao đổi với phóng viên Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Giáo dục: Bước đi chiến lược của Trường Đại học Thành Đô

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Giáo dục: Bước đi chiến lược của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) - Trước làn sóng bùng nổ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), giáo dục đại học toàn cầu đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải chuyển mình. AI không còn là xu hướng tương lai mà đã trở thành yếu tố cốt lõi, định hình lại phương pháp dạy và học trong kỷ nguyên số.