Một trong những nguyên nhân khiến khá nhiều người tiêu dùng “nản” với các siêu thị, trung tâm điện máy là khâu bảo hành còn chậm trễ và phức tạp, trái ngược với những cam kết và hứa hẹn
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet |
Anh Phạm Văn Hải, ngụ Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) bức xúc: “Tôi đến siêu thị điện máy I. ở đường cách mạng tháng 8 mua tủ lạnh Toshiba
Không chỉ tại những trung tâm điện máy vừa và nhỏ, khá nhiều trung tâm điện máy lớn cũng nhận được sự phàn nàn của khách hàng về chế độ bảo hành. Trên các diễn đàn dành cho người tiêu dùng, rất nhiều khách hàng đã phàn nàn về việc họ đặt niềm tin ở các siêu thị, trung tâm điện máy lớn nhưng khi “đụng chuyện” thì bị “né” trách nhiệm.
Nếu như nhiều trung tâm nhỏ ít quan tâm đến uy tín của mình khi gặp những trường hợp “khó” trong bảo hành, thẳng thừng tuyên bố với khách hàng là “sản phẩm đã mua rồi thì miễn đổi, muốn đổi thì bỏ tiền ra mua cái khác” thì các trung tâm lớn thường dùng “chiêu”… hẹn. Không từ chối, nhân viên các trung tâm này cứ hẹn lần hẹn lữa, đến khi nào khách hàng… nản và tự bỏ cuộc thì thôi.
Ngoài ra, thời gian gần đây còn có hiện tượng người tiêu dùng mua các sản phẩm điện thoại, điện máy tại các trung tâm điện máy bị nhân viên nơi đây xin lại vỏ hộp, thực ra đây là một “chiêu” của một số trung tâm điện máy nhằm “hô biến” các sản phẩm cũ, tồn kho thành hàng mới…
Theo lý giải của ông Nguyễn Minh Thư, Phó Giám đốc siêu thị điện máy Thiên Hòa: “Khi bán cho khách hàng một sản phẩm điện máy, thì phiếu bảo hành chúng tôi đưa cho khách hàng là phiếu bảo hành “chính hãng”, có nghĩa là tốt nhất khách hàng nên đến tại hãng của sản phẩm ấy để bảo hành. Tuy nhiên, thói quen của khách hàng là mua ở đâu thì tìm đến đó.
Tất nhiên tại các siêu thị, trung tâm điện máy đều có chế độ bảo hành cho khách hàng, nhưng khi tiếp nhận sản phẩm sẽ phải gửi qua hãng bảo hành, như vậy sẽ mất nhiều thời gian và chất lượng còn phụ thuộc vào bên hãng. Tất nhiên chúng tôi đã có kế hoạch để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới”.
Đó là cái lý đứng từ phía các trung tâm điện máy, còn về phía khách hàng, khi đã bỏ tiền mua sản phẩm, họ phải được nhận những chế độ hậu mãi theo như cam kết, mà không cần phải bận tâm về “quả bóng trách nhiệm” chuyền đi chuyền lại giữa trung tâm và hãng.
Chính vì thế, thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh điện máy cần khắc phục ngay “lỗi bảo hành”, phối hợp chặt chẽ hơn với nhà sản xuất để thực hiện đúng với những gì đã hứa hẹn. Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng cũng chính là để phục hồi uy tín và doanh thu cho ngành điện máy trong tình cảnh khó khăn hiện nay.
Ngọc Mai