Gian nan cưỡng chế thi hành án

Ảnh từ internet
Ảnh từ internet
(PLO) - Khi quyền lợi của người phải thi hành án (THA) bị ảnh hưởng, nhất là những trường hợp chưa thoả mãn với kết quả giải quyết của Toà án và các cơ quan liên quan, họ sẽ tìm mọi cách để trì hoãn, trốn tránh việc THA. Do đó, khi bị cưỡng chế, các đối tượng phải THA thường có thái độ chống đối, gây cản trở, đây cũng là khó khăn lớn nhất mà các chấp hành viên (CHV) phải đối mặt trong quá trình cưỡng chế.

Năm 2015, khi tiến hành cưỡng chế một ngôi nhà ở phố Hàng Lược (Hà Nội), các CHV ở Chi cục THADS quận Hoàn Kiếm đã gặp rất nhiều trở ngại khi ở đó xuất hiện tới 15 xe ô tô của các thương binh nằm dàn hàng để gây sự chú ý của người dân, hòng tạo sức ép cho lực lượng thi hành cưỡng chế. Đây có thể coi là hoạt động cản trở có tổ chức, ảnh hưởng lớn đến tiến độ THA bởi nếu tiến hành cưỡng chế ngay lúc đó có thể tạo thêm bức xúc cho người dân, gây nguy hiểm cho các cán bộ nhưng nếu rút quân thì khi tổ chức lại sẽ rất tốn kém vì phải huy động lực lượng lớn với hàng trăm người như công an, dân phòng…

Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo kịp thời cũng như sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, phòng lao động thương binh xã hội, Chi cục đã thu thập được các thông tin để tìm ra người đứng đầu lực lượng thương binh chống đối đó. Tiếp đến, các CHV đã giải thích, thuyết phục cho người này hiểu đúng về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Nhờ vậy, các xe này đã rút lui và lực lượng tiến hành cưỡng chế thành công.

Một vụ việc khác tuy đã xảy ra cách đây hơn 10 năm nhưng một CHV của Chi cục THADS quận Hoàn Kiếm vẫn nhớ như in, đó là vụ cưỡng chế tại số nhà 27 phố Hàng Đồng - nơi sinh sống của 5 hộ gia đình với tổng số 32 người, người cao tuổi nhất đã ngoài 80, bé nhất chỉ vài tháng tuổi. 

Vì được xây theo hình ống lại nằm trong căn ngõ rộng chưa tới 1 mét nên hình dáng ngôi nhà khá giống một miệng túi, khi tiến vào sẽ thuận lợi hơn thoát ra. Do đó, trước khi tổ chức cưỡng chế, Chi cục đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để tìm hiểu kỹ càng về địa bàn, tình hình của đương sự để đề phòng các trường hợp xấu như cháy nổ, tự thiêu, bắt cóc con tin để uy hiếp… Đồng thời, đội ngũ cán bộ, bảo vệ lên tới 120 người cũng được huy động để có thể giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho quá trình cưỡng chế.

Mặt khác, CHV lại nhận thấy các hộ gia đình này là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, cư trú ở đây đã lâu nhưng không có giấy tờ nhà do trước đây mua bán, trao đổi chủ yếu bằng lời nói, nếu có thì cũng đã bị thất lạc, nay do chế độ pháp lý thay đổi, họ buộc phải ra khỏi nhà chứ không phải cố ý vi phạm. Bởi vậy để hạn chế xung đột giữa các bên, CHV đã trao đổi, thuyết phục bên được THA hỗ trợ bên phải THA 800 triệu đồng. Sau khi thương lượng, các bên đã chấp nhận thỏa thuận này, vì vậy, theo lịch là 8 giờ sáng hôm sau cưỡng chế thì 4 giờ chiều hôm trước họ đã xin tự nguyện THA, đến đêm thì mọi đồ đạc được dọn xong khỏi nhà.

Có thể nói, cưỡng chế là việc vô cùng phức tạp vì ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của đương sự, các CHV và lực lượng tham gia cưỡng chế luôn phải đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm nhất định. Đặc biệt, đối với những trường hợp đương sự chưa thỏa mãn với bản án, quyết định của Tòa án thì việc tổ chức cưỡng chế THA càng phải thận trọng.

Do vậy, ngoài vận dụng kiến thức chuyên môn, đề cao đạo đức nghề nghiệp, các CHV cần kết hợp linh hoạt nhiều kỹ năng khác như vận động, giáo dục, thuyết phục, đàm phán… thì việc cưỡng chế mới đạt kết quả, nếu yếu kém ở một khâu nào đó thì CHV dễ gặp lúng túng khi phải xử lý các tình huống phát sinh, khiến vụ việc sẽ càng trở nên phức tạp, kéo dài. Cùng với đó, các cơ quan THADS cũng cần chú trọng tới mối quan hệ phối hợp và xác định rõ trách nhiệm với các cơ quan hữu quan trong công tác cưỡng chế. Có như vậy, việc THA mới đạt được mục đích đã đặt ra, phát huy tối đa chức năng giáo dục pháp luật đối với đương sự, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đồng thời góp phần củng cố tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh
(PLVN) -Sáng 28/4, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) để kiện toàn nhân sự lãnh đạo và thông qua nhiều nội dung quan trọng về tổ chức hành chính cấp tỉnh. Kỳ họp có sự tham dự của đoàn công tác Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc dẫn đầu.

Bảo đảm chặt chẽ khi sửa đổi quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sẽ bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ nhằm góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong bảo quản, quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thời gian qua, đồng thời, giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản.

Luật sư Lê Hải Lâm: Một đời gắn bó với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Luật sư Lê Hải Lâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Sau khi nghỉ hưu , với lòng say mê, nhiệt huyết, Luật sư Lê Hải Lâm (SN 1956 ) tiếp tục tận tuỵ với nghề , tư vấn pháp luật , trợ giúp pháp lý. Qua đó, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hàng chục ng hìn người, trong đó có các chức sắc tôn giáo của nhiều tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ... Hiện ông hành nghề tại Đoàn Luật sư tỉnh, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh và Báo cáo viên pháp luật tỉnh Bạc Liêu .

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam trao đổi với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.
(PLVN) -Những ngày này có mặt trên đảo Trường Sa, mỗi thành viên trong đoàn công tác số 10 đều cảm nhận khí thế phấn khởi, tươi vui, hào sảng của quân và dân trên đảo trong thời khắc đặc biệt - kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và chào mừng nhiều sự kiện lịch sử của đất nước. Nhân dịp này, Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Hướng dẫn người dân làm thủ tục công chứng, ảnh congchungmyduc.com
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp .

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định dự án văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị không bỏ Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) bởi thời gian qua, Hội đồng thẩm định đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)…

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới
(PLVN) - Ngày 25/4/2025, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị chỉ đạo thích ứng thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trong điều kiện mới và xây dựng kịch bản, phương án chuẩn bị tinh gọn, sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập các Cơ quan Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc, lấy ý kiến đối với các văn bản về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy; Dự thảo Luật THADS và xác định nhu cầu trụ sở Cơ quan THADS theo mô hình tổ chức mới.

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào từ ngày 24-25/4/2025. Bộ Tư pháp vinh dự có đại diện (Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc) tham gia Đoàn chính thức của Chủ tịch nước.

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Ngày 25/4, tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê và Liên Chiểu, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, thành phố đang nghiên cứu một đề án chiến lược nhằm xây dựng khu đô thị nổi trên vịnh Đà Nẵng, với trọng tâm là hình thành tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại – dịch vụ quy mô quốc tế.

Những nhà sư “giữ lửa” trong Văn hóa Khmer tại Bạc Liêu

Hòa thượng Dương Quân giới thiệu với du khách thập phương về dàn nhạc ngũ âm tại chùa Xiêm Cán.

(PLVN) - Nói đến những nhà sư luôn gìn giữ bản sắc dân tộc Khmer ở Bạc Liêu thì không thể không nhắc đến Hòa thượng Hữu Hinh - vị sư 40 năm “cõng chữ” lên phum sóc; Hòa thượng Tăng Sa Vong,Trụ trì chùa Cái Giá Chót, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về tư tưởng của Bác Hồ đối với công tác tôn giáo và dân tộc hay Hòa thượng Dương Quân,Trụ trì chùa Xiêm Cán, người dành nhiều công sức bảo tồn các điệu múa Khmer.