Giám đốc người Nhật buôn lậu 7 pho tượng vàng

Hai bị can người Nhật tại CQĐT
Hai bị can người Nhật tại CQĐT
(PLO) - Sang Việt Nam phát triển thị trường, giám đốc người Nhật nảy sinh ý định mua vàng thành phẩm về bán kiếm lời. Lời đâu chưa thấy, mà chỉ thấy ông ta cùng thuộc cấp của mình vướng lao lý do có hành vi buôn lậu.

Giám đốc môi giới lao động kiêm kẻ mua bán vàng

VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng vụ án buôn lậu gần 7 kg vàng qua đường hàng không đối với 2 bị can mang quốc tịch Nhật Bản là Iwamura Masakazu và Kitada Takayoshi. Theo đó, Iwamura Masakazu (SN 1971, quốc tịch Nhật Bản) vốn là Giám đốc Công ty RG Innovation, có ngành nghề môi giới lao động Việt Nam sang Nhật Bản.

Ở cương vị giám đốc nhưng dù đi công tác hay đi du lịch, Iwamura Masakazu vẫn chú ý đến việc buôn bán vàng thành phẩm để tăng thu nhập ông ta cho rằng, sản phẩm vàng chế tác ở Nhật sẽ có giá rất lời. Vì vậy, mỗi lần đi du lịch tại Singapore, Iwamura Masakazu đều mua vàng về Nhật Bản để chế tác thành trang sức bán lại cho các khách hàng hưởng lợi.

Trong một số lần sang Việt Nam phát triển thị trường kinh doanh của công ty, Iwamura Masakazu thấy giá vàng ở đây không chênh lệch so với giá vàng thế giới nhưng chi phí vé máy bay, đi lại, ăn ở, sinh hoạt thì rẻ hơn so với Singapore. Vì vậy,  Iwamura Masakazu quyết định không mua vàng ở Singapore nữa mà sẽ chuyển sang mua vàng ở Việt Nam.

Thông qua bạn là Nguyễn Anh Tuấn (quốc tịch Việt Nam, sinh sống tại Nhật Bản) giới thiệu có người nhà kinh doanh vàng và các sản phẩm vàng chế tác có thể mua với giá rẻ, tháng 7/2016, Iwamura Masakazu quyết định sang Việt Nam. Để công việc được thuận lợi hơn, ông ta rủ Kitada Takayoshi (SN 1983- là nhân viên dưới quyền) mình tham gia công việc mua bán vàng và được người này đồng ý.

Ngày 10/7/2016, Iwamura Masakazu nhập cảnh vào Việt Nam trước. Trước khi đi, Iwamura Masakazu hẹn Kitada Takayoshi và Nguyễn Anh Tuấn hôm sau bay sang Việt Nam để nhân viên của mình quen đường đi và biết địa điểm mua vàng. Gặp nhau tại Việt Nam, sau đó hai người đàn ông Nhật Bản được Tuấn Anh dẫn tới nhà người quen ở thành phố Bắc Ninh để nhờ liên hệ mua vàng.

Tại đây, họ được ông Thắng (người quen của Tuấn Anh) dẫn tới cửa hàng vàng bạc đá quý Sinh Diễn để xem mẫu và tham khảo giá vàng. Xem xong, họ lên đường về nước. 

Ngày 26/7/2016, Iwamura Masakazu tiếp tục nhập cảnh vào Việt Nam và cùng Tuấn Anh đến hiệu vàng Sinh Diễn gặp chị Nguyễn Thị Khuy (chủ cửa hàng) để thỏa thuận về số lượng, giá mua vàng. Tại đây, ông ta yêu cầu chị Khuy đúc cho mình 7 pho tượng bao gồm 4 tượng phật Di Lạc và 3 tượng ông Tam Đa nặng gần 7kg vàng. Hẹn ngày 2/8/2016 sẽ đến lấy hàng. 

Vướng lao lý

Tài liệu điều tra thể hiện, sau khi về nước, Iwamura Masakazu  tới gặp Kitada Takayoshi để lên kế hoạch đưa 7 pho tượng vàng trên về Nhật Bản. Theo sự phân công, Kitada Takayoshi có nhiệm vụ cầm 32.300.000 Yên Nhật để sang Việt Nam thanh toán, nhận 7 pho tượng vàng đã đặt tại cửa hàng Sinh Diễn. Nếu phi vụ trên trót lọt, sau khi về nước, Kitada Takayoshi sẽ được nhận thù lao 80.000 Yên Nhật.

Để tránh sự kiểm tra của Hải quan Việt Nam, Kitada Takayoshi mạ bạc vào 7 pho tượng vàng trên theo chỉ đạo của Iwamura Masakazu. Nếu bị Hải quan kiểm tra, phát hiện số tượng thì Kitada Takayoshi sẽ nói đây là tượng bạc để được thông quan.

Khoảng 21h ngày 2/8, Kitada Takayoshi nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Do số tiền mang theo lớn và không biết tiếng Việt Nam nên sau khi làm thủ tục nhập cảnh, Kitada Takayoshi đã gọi đện cho anh Nguyễn Đức Thắng (trước đây du học tại Nhật Bản) nhờ đón và làm phiên dịch. Đón bạn ở sân bay xong, cả hai cùng đi taxi đến hiệu vàng Sinh Diễn để nhận hàng.

Đưa cho chị Khuy số tiền 32.200.000 Yên Nhật xong, Kitada Takayoshi hẹn sáng hôm sau sẽ quay lại để thỏa thuận mua bán cụ thể theo chỉ đạo của Iwamuza Masakazu. Hôm sau quay lại, Kitada Takayoshi thống nhất được với bà chủ bán vàng số tiền mua 7 pho tượng vàng nặng 6.974g giá 31.555.000 Yên Nhật. Hoàn tất việc mua bán, Kitada Takayoshi ra sân bay về nước.

Khi làm thủ tục xuất cảnh về Nhật Bản, Kitada Takayoshi bị Chi cục hải quan quốc tế Nội Bài kiểm tra, phát hiện trong hành lý có 7 pho tượng vàng trên nên tạm giữ để điều tra. Theo giám định, số vàng hai người đàn ông quốc tịch Nhật Bản buôn lậu có giá trị hơn 6,7 tỷ đồng.

Sau khi Kitada Takayoshi bị bắt giữ, ngày 4/8/2016, Iwamuza Masakazu sang Việt Nam để “lo lót” cho Kitada Takayoshi được tại ngoại và lấy lại số vàng trên từ Hải quan. Theo Iwamuza Masakazu thì ông ta đã bị người đàn ông tên Thủy (người quen của Anh Tuấn) lừa, chiếm đoạt tiền “lo lót”. Tuy nhiên, lời khai này không có căn cứ chứng minh nên CQĐT không thể làm rõ. 

Tin cùng chuyên mục

Các bị cáo tại tòa.

Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam kể công

(PLVN) - Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam khai, khi nhận thức được hành vi sai phạm, ông đã làm đơn tự thú khi cơ quan công an chưa phát hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, ông Thái còn nói, nhờ đơn tố giác của ông mà phát hiện đường dây SGK giả lớn nhất từ trước tới nay.

Đọc thêm

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.