Giảm đáng kể thời gian cấp phép cho người nước ngoài làm việc tại TP.HCM

Giảm đáng kể thời gian cấp phép cho người nước ngoài làm việc tại TP.HCM
(PLVN) -Theo Quy chế liên thông mới, thời gian cấp phép cho người nước ngoài làm việc tại TP.HCM sẽ giảm xuống còn 17 ngày, tức giảm tương đương 1 tuần làm việc so với trước đây. Cùng với đó là việc tinh giảm các thủ tục, bớt thời gian đi lại cho các bên.

Ngày 7/10/2020, tại Sở Tư pháp TPHCM đã diễn ra Lễ kí kết Kế hoạch liên tịch triển khai thực hiện Quy chế liên thông nhóm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp và cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại TP.HCM giữa Sở Lao động Thương binh & Xã hội và Sở Tư pháp TP.HCM. Buổi kí kết có sự hiện diện của ban lãnh đạo hai Sở cùng hơn 10 doanh nghiệp có sử dụng người lao động nước ngoài trên địa bàn TP.

Theo số liệu từ Sở Lao động Thương binh & Xã hội TPHCM (LĐTBXH), TPHCM có gần 300 ngàn người lao động nước ngoài của 84 quốc gia và vùng lãnh thổ làm việc tại các doanh nghiệp. Đứng hàng đầu về số lượng trong số đó là lao động đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Lực lượng chuyên gia này đóng góp rất lớn về kĩ năng, trình độ, chuyên môn lao động. Trong số đó, lực lượng chuyên gia chiếm 76%, lao động kĩ thuật cao chiếm 10%, nhà quản lý chiếm gần 17%, giám đốc điều hành chiếm xấp xỉ 5%. 

 

Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐTBXH, thực hiện quyết định số 16 của UBND TP, hoạt động kí kết liên thông nhóm lần này có sự thống nhất cao giữa Giám đốc hai Sở, nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm giữa hai Sở trong việc thực thi cấp phép lao động cho người nước ngoài. Hoạt động kí kết nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp hưởng mọi thuận lợi trong thủ tục hành chính công, tạo hành lang pháp lý trách nhiệm ràng buộc giữa hai sở. Quan trọng là nó tạo ra một cam kết giữa hai Sở với nhau, cam kết với những doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài tại TPHCM. 

Sắp tới, việc cấp phép sẽ mất tổng số 17 ngày, trong đó Sở LĐTBXH mất thời gian 2 ngày, Sở Tư pháp 15 ngày, giảm gần một tuần so trước đây, cũng là thời gian nhanh nhất, thuận lợi nhất từ trước đến nay. 

Ông Lê Minh Tấn cũng cho biết về tình hình cấp phép lại cho lao động nước ngoài sau thời điểm bùng phát dịch Covid 19, trường hợp lao động nếu từ đầu năm đến nay vẫn ở tại TP.HCM, không có xuất cảnh mà hết hạn thì TPHCM vẫn cấp phép lại bình thường. Còn cấp mới cho những chuyên gia, nhà đầu tư, giám đốc điều hành… nước ngoài thì TP thành lập một tổ xét duyệt để kiến nghị đến Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an. Bộ Công an sẽ xem xét và cấp visa cho lao động đó tại Đại sứ quán nước sở tại. Sau khi nhập cảnh vào TPHCM có bị cách ly hay không thì theo hướng dẫn của ngành y tế, tùy trường hợp nào cách ly bao nhiêu ngày, cách ly tại nhà hay khu cách ly…

Từ đầu năm đến nay Sở tham mưu cho UBTP phối hợp với các ngành liên quan đã xem xét cấp phép cho gần 8000 lao động nước ngoài có nhu cầu vào làm việc tại TPHCM. Tình hình dịch của TPHCM đã được kiểm soát rất tốt nhưng tất cả các ban ngành đều không chủ quan, luôn có sự ứng phó dịch tốt nhất. Đồng thời, ông Tấn mong Chính phủ cũng như các ban ngành TP tạo mọi điều kiện để các chuyên gia vào làm việc tại TPHCM, góp phần khôi phục lại kinh tế sau thời điểm bùng phát đại dịch.

Về phần mình, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phó Giám đốc Sở TP cũng vui mừng cho biết, sau quá trình ấp ủ kế hoạch từ lâu giữa hai Sở, đến nay, đã có hành lang pháp lý rất cơ bản, đầy đủ. Bà Hạnh mong nhận được sự ủng hộ từ phía các doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài tại TP. 

Đại diện phía các doanh nghiệp cũng chia sẻ sự vui mừng, phấn khởi khi biết từ này, nhiều quy trình, thủ tục phiền hà trong việc cấp phép cho lao động nước ngoài được giảm thiểu, cùng với đó là thời gian cấp phép giảm 1 tuần và quá trình đi lại, di chuyển cũng giảm nhiều so với trước đây. Các doanh nghiệp mong rằng sẽ tiếp tục có những Lễ kí kết phối hợp như trên để họ được thuận lợi nhiều hơn nữa trong các vấn đề thuộc về thủ tục hành chính. 

Đọc thêm

Việt Nam có lợi thế của "người đi sau" khi xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.
(PLVN) - Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam.

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch đối ngoại của Bộ Tư pháp, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm Trưởng đoàn đã tới làm việc tại Cộng hòa Italia từ ngày 14 đến ngày 16/4/2025. Chuyến công tác nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italia trong lĩnh vực Pháp luật và Tư pháp trên cơ sở Bản Ghi nhớ hợp tác đã được Bộ Tư pháp hai nước ký kết vào tháng 10 năm 2016.

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Nhiều ý kiến Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị làm rõ mô hình trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam để có cách quản trị và điều hành phù hợp, bảo đảm xây dựng thành công trung tâm này, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đề xuất thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và nhiều đại biểu cùng tham dự Phiên họp thứ 44. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về việc thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo báo cáo rõ hơn về căn cứ, cơ sở để đề xuất mô hình mới, làm rõ mô hình, mối quan hệ, tính độc lập giữa 2 cơ sở đặt ở 2 nơi.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Nam Định và 4 sáng kiến từ địa phương

Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định Phạm Ngọc Chanh
(PLVN) - Trước khi đảm nhận cương vị Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Nam Định, ông Phạm Ngọc Chanh là Chi cục trưởng THADS huyện Vụ Bản. Từ thực tế công tác tại cơ sở, ông Phạm Ngọc Chanh đã có nhiều đề tài sáng kiến trong công tác Thi hành án dân sự được áp dụng hiệu quả tại địa phương.

Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại HĐNQ đáp ứng yêu cầu cấp bách trên thế giới

Đại sứ, Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) -  Đại sứ, Tiến sỹ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cho rằng, vai trò xây dựng, cầu nối, thúc đẩy đồng thuận và hợp tác mà Việt Nam đang thể hiện là rất quan trọng, không chỉ giúp củng cố hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, tích cực chủ động và đáng tin cậy trong các cơ chế đa phương về nhân quyền mà còn góp phần chuẩn bị nền tảng vững chắc cho các bước đi tiếp theo, trong đó có nỗ lực tái ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2026–2028.

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon: Cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon
(PLVN) - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì thế việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có những bước cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế.

Bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch tài chính: Nền tảng pháp lý cho Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí LongNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
(PLVN) -Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là bước đi tất yếu nhằm thu hút dòng vốn chất lượng cao, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chuẩn mực minh bạch tài chính là yêu cầu cấp thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo niềm tin và thu hút nguồn lực quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam có lợi thế của “người đi sau” khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
(PLVN) -Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam

Khuyến nghị mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cho Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo Trung tâm tài chính quốc tế.
(PLVN) - Thế giới có hàng trăm trung tâm tài chính nhưng chỉ có 21 trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, có các trung tâm đã ra đời khoảng vài chục năm nhưng cũng có trung tâm chỉ mới xuất hiện khoảng 10 năm nay. Việt Nam nên đi theo mô hình nào là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò của hệ thống ngân hàng trong xây dựng Trung tâm tài chính” được tổ chức hôm qua - 16/4.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng: "Nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình"

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng
(PLVN) - “Nhiều năm làm nghề, tôi từng có thông tin đồng nghiệp bị chống đối trong quá trình thi hành công vụ dẫn đến tai nạn thương tâm. Còn bị lăng mạ, chửi bới là chuyện thường xuyên xảy ra đối với lực lượng thi hành án dân sự (THADS). Làm nghề này có vất vả, có hiểm nguy nhưng cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên. Bây giờ nếu cho tôi được chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ chọn nghề thi hành án - nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình”