Giải quyết mâu thuẫn học phí tại các trường Quốc tế ra sao?

Phụ huynh phản đối thu học phí tại một trường quốc tế.
Phụ huynh phản đối thu học phí tại một trường quốc tế.
(PLVN) - Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đề xuất, cần thành lập đoàn liên ngành để giải quyết mâu thuẫn học phí tại các trường Quốc tế.

Tại cuộc họp báo chiều 26/5, ông Lê Hoài Nam cho biết, khúc mắc giữa phụ huynh và các trường quốc tế trên địa bàn trong thời gian qua nguyên nhân chính là do dịch Covid-19 dẫn đến thay đổi học phí từ dạy trực tiếp sang trực tuyến.

Mâu thuẫn giữa phụ huynh và nhà trường đã dẫn đến các buổi tụ tập đông người, có kéo băng rôn… gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, hình ảnh và môi trường đầu tư của Thành phố.

Ông Nam đề xuất, nếu tình trạng trên tiếp tục diễn ra, Sở kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự trước trường, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Thành phố, Cục Thuế, và Công an Thành phố… "Đây là một tổ chức trọng tài đủ chức năng để hòa giải vấn đề trên", ông Nam nói.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM khẳng định, thời gian qua, Sở đã quyết liệt trong khâu xử lý với tình hình, tuy nhiên có một số khó khăn khách quan. Một số phụ huynh không hợp tác với nhà trường và cơ quan chức năng. Họ tự tổ chức các cuộc tụ tập đông người có sử dụng băng rôn, chụp hình tạo dư luận trên mạng xã hội. Đã có phụ huynh thể hiện sự quá khích trong quá trình đấu tranh, phán đổi các chính sách mới thay đổi của nhà trường. Thậm chí có phụ huynh tuyên bố không cần thắng chỉ cần làm trường mất uy tín.

Thêm vào đó, hầu hết các trường có cơ quan chính đóng ở nước ngoài mà trên thế giới đang xảy ra dịch Covid-19 nên việc quyết định thay đổi chính sách gặp nhiều trở ngại.

Khi dịch Covid-19 xảy ra, Sở đã có hướng dẫn các trường về việc thay đổi các khoản thu. Trong đó, có yêu cầu các trường ngoài công lập có quy định thu hợp lý dựa trên sự thoả thuận với phụ huynh. Theo Nghị định 86 của Chính phủ, cơ sở giáo dục ngoài công lập tự quyết định mức thu học phí. Vì vậy theo bản chất đây là hợp đồng dân sự mà các bên thỏa thuận là nhà trường và phụ huynh.

"Mấu chốt vấn đề này là chưa có được sự thấu hiểu của người dân và nhà trường. Có thoả thuận nhưng chưa thống nhất nên xảy ra phản ứng của phụ huynh. Hiện Sở Giáo dục và Đào tạo TP đã tiếp nhận đơn của ba trường gồm trường Việt Úc, Sao Việt, Quốc tế Úc Ais. Sở cũng đề xuất khi cần thiết, cần lập một tổ chức trọng tài đủ chức năng để hòa giải vấn đề trên", ông Nam cho biết thêm.

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.