Giải pháp nào để phòng chống trục lợi quỹ ốm đau, thai sản?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Trong thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật và một số quy định chưa chặt chẽ về BHXH, BHTN để trục lợi, trong đó không thể không kể đến việc trục lợi từ quỹ ốm đau, thai sản.

Trục lợi hàng tỷ đồng 

BHXH Việt Nam cho biết, thời gian qua nhiều vụ án điển hình về trục lợi quỹ ốm đau, thai sản đã được phát hiện. Như tại thành phố Hồ Chí Minh, một số cá nhân đã phối hợp tổ chức chiếm đoạt tiền trợ cấp thai sản và BHXH một lần với số tiền rất hơn 1,3 tỷ đồng. Ở Hải Dương một nhân viên nhân sự đã cấu kết lập khống 36 hồ sơ, làm giả 44 hồ sơ thanh, quyết toán chế độ thai sản tại cơ quan BHXH để chiếm đoạt số tiền 867 triệu đồng; tại Bắc Giang đã phát hiện trên 200 giấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH giả, ước tính số tiền từ chối thanh toán trên 250 triệu đồng. 

Tại nhiều địa phương khác trên cả nước, tình trạng cấu kết, chiếm đoạt tiền trợ cấp thai sản cũng diễn ra khá nhiều. Ngay trên địa bàn Bến Tre, bằng hành vi lập hồ sơ khống đối với 13 công nhân đang làm việc tại đơn vị, một nhân viên đã thanh toán khống chế độ thai sản 255 triệu đồng. Hay ở Đồng Tháp, có đơn vị đề nghị thanh toán chế độ thai sản cho NLĐ theo mức lương đã đăng ký tham gia BHXH là 18 triệu đồng/tháng, trong khi đăng ký mức lương với cơ quan thuế là 2,5 triệu đồng/tháng.

Thậm chí có đơn vị ở Cần Thơ lập thủ tục tuyển lao động là phụ nữ mang thai, thực hiện đăng ký đóng BHXH nhưng thực tế không làm việc tại đơn vị để trục lợi BHXH thông qua việc giải quyết hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Hay tại Đồng Nai, cơ quan chức năng tỉnh này đã phát hiện tình trạng đối tượng làm giả các chứng từ như: giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy khai sinh, giấy ra viện, giấy chứng minh nhân dân... nộp cơ quan BHXH để thanh toán các chế độ BHXH. BHXH tỉnh đã chuyển 116 hồ sơ, giấy tờ làm giả để hưởng chế độ ốm đau, thai sản với số tiền 394 triệu đồng cho cơ quan công an để xác minh, làm rõ.

Ông Điều Bá Được - Trưởng Ban thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt nam) cho biết, để xảy ra tình trạng trên, thứ nhất phải kể đến nguyên nhân từ chính sách. Cụ thể, theo quy định tại điều 157 Bộ Luật lao động quy định thời gian nghỉ hưởng thai sản là 06 tháng, cao hơn trước là 02 tháng nhưng mức đóng và thời gian đóng BHXH chưa được điều chỉnh (chênh lệch mức đóng và mức hưởng đến 68%), đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến trục lợi quỹ ốm đau, thai sản như gửi đóng BHXH để hưởng chế độ, đóng BHXH cao bất thường nhằm hưởng mức cao.

Bên cạnh đó, Luật BHXH tăng thêm nhiều quyền lợi với chế độ thai sản như lao động tham gia BHXH được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con nhưng trong Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế (sau đây gọi là Thông tư số 14/2016/TT-BYT) quy định giấy chứng sinh không ghi tên cha mẹ nên khó xác định việc tham gia BHXH của người vợ hoặc Thông tư số 14/2016/TT-BYT chưa quy định cụ thể cho thời gian điều trị bệnh ngoại trú tối đa là bao nhiêu ngày mà chỉ quy định căn cứ theo từng bệnh để cho nghỉ, do vậy dẫn đến một số cơ sở khám chữa bệnh đã cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc cho người bệnh nghỉ nhiều ngày, nhất là các trường hợp điều trị bệnh do mắc bệnh dài ngày (có trường hợp cấp 01 Giấy chứng nhận việc hưởng BHXH 180 ngày).

Mặt khác, việc cấp, sao giấy khai sinh do UBND phường, xã cấp và xác nhận chưa chặt chẽ, dẫn đến đối tượng làm giả, cấp khống giấy khai sinh để thanh toán thai sản. Việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH còn quá dễ dàng dẫn đến tình trạng mua bán loại giấy này đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các tỉnh, thành phố và chưa có giải pháp quản lý hiệu quả. 

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật

Trước thực trạng trên, ông Điều Bá Được cho biết, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, trong đó sửa đổi bổ sung Thông tư số 14/TT-BYT theo hướng: Quy định trách nhiệm của Sở Y tế danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; quy định trách nhiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hội đồng giám định y khoa trong việc lập và gửi theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử chứng từ điện tử gồm Giấy ra viện, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy chứng sinh, Giấy báo tử, biên bản giám định y khoa để thực hiện chia sẻ, kết nối dữ liệu liên quan đến việc giải quyết hưởng BHXH hàng ngày vào cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh quốc gia, cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các chứng từ này.

Đồng thời, các Bộ, Ngành liên quan sớm có giải pháp để thực hiện và kết nối cơ sở dữ liệu về cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy khai sinh... với hệ thống thông tin của BHXH Việt Nam để làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện giao dịch điện tử trong giải quyết chi trả chế độ BHXH; Bộ Tư pháp chỉ đạo Sở Tư pháp quản lý chặt chẽ việc cấp lại giấy khai sinh, các giấy tờ về hộ tịch khác, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm; Bộ Y tế tăng cường công tác quản lý khám chữa bệnh, khám giám định y khoa một cách chặt chẽ hơn, có quy trình khám phù hợp để cơ quan BHXH giải quyết các chế độ cho người lao động;

Bên cạnh đó, cần xây dựng chuẩn hóa các quy định, quy trình nghiệp vụ thống nhất, đồng bộ kết hợp ứng dụng CNTT vào quản lý BHXH để đảm bảo chặt chẽ, hạn chế tối đa tình trạng trục lợi quỹ BHXH, cụ thể cần rà soát, sửa đổi, bổ sung quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH sửa đổi; Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, liên thông, xây dựng hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ thu, cấp sổ, thẻ BHYT, giải quyết và chi trả các chế độ của ngành BHXH (ưu tiên chế độ ngắn hạn).

Ngoài ra, BHXH Việt Nam cần tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất tại BHXH tỉnh, các đơn vị tuyển dụng lao động; tăng cường công tác phối hợp với các Bộ, Ngành như: Bộ Công an; Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam... nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi trục lợi quỹ ốm đau, thai sản; 

Đối với BHXH các tỉnh, thành phố cần chủ động tham mưu với UBND tỉnh, thành phố tiếp tục tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH; Đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn không được cấp khống các hồ sơ, giấy tờ để hưởng BHXH; chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống, lạm dụng quỹ BHXH; Tổ chức ký quy chế phối hợp với cơ quan công an, thanh tra tỉnh trong việc thanh tra, kiểm tra, phá hiện, kết luận, xử lý các trường hợp vi phạm; tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm tra; nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong quá trình duyệt chứng từ. 

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách BHXH nhằm nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động trong việc tuân thủ pháp luật về BHXH bằng cách đổi mới nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.