Giải pháp khắc phục sự cố sạt lở nghiêm trọng ở Đà Lạt

Lực lượng cứu hộ cứu nạn tại hiện trường vụ sạt lở.
Lực lượng cứu hộ cứu nạn tại hiện trường vụ sạt lở.
(PLVN) - Giảm áp lực lên taluy bằng biện pháp lấy đất sau lưng tường; tạo dòng thoát nước tại khu vực, tiến hành phủ bạt phần đất trên đỉnh taluy, hạn chế nước mặt ngấm vào đất làm tăng áp lực lên thân tường là giải pháp trước mắt nhằm ngăn ngừa sự cố sạt lở tiếp tục xảy ra, theo Sở Xây dựng Lâm Đồng.

Liên quan đến sự cố sạt lở nghiêm trọng ở Đà Lạt khiến 2 người thiệt mạng, 5 người bị thương ở phường 10 (TP Đà Lạt, Lâm Đồng), Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng vừa có báo cáo số 1493/BC-SXD gửi Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, vị trí sạt lở có tên là taluy chắn đất ở hẻm 15/2 Yên Thế, phường 10, thành phố Đà Lạt. Công trình này có tổng chiều dài hơn 380m, chiều cao 13,4m, giật thành 3 cấp từ 4m- 4,7m; kết cấu bê tông cốt thép kết hợp hệ cọc vây 2 lớp D400. Chiều rộng của Taluy từ chân đến đỉnh đều bằng từ 0,3- 0,7m. Bờ taluy trên được xây dựng trên 4 thửa đất với 4 giấy phép xây dựng khác nhau. Công trình do Công ty cổ phần xây dựng Lê Nguyễn Lâm Đồng thiết kế và thi công. Công ty TNHH Hà Phát Thịnh thẩm tra thiết kế.

Thời điểm xảy ra vụ việc vào hồi 2h rạng sáng 29/6, bờ taluy bê tông chắn đất trên đã bị sạt lở, dẫn đến sạt lở đất và sụp đổ công trình tại hẻm 15/2 Yên Thế. Vị trí sạt lở tại các thửa đất số 656, 657, 658, 659 của 4 hộ gia đình đang thi công taluy chắn đất trên diện tích 2.153m, theo giấy phép xây dựng do UBND thành phố Đà Lạt cấp. Qua thu thập thông tin thì hạng mục taluy này đã hoàn thành thi công 1 năm, hiện tại chủ đầu tư đang đắp đất để tạo mặt bằng thi công.

Sở Xây dựng đánh giá nguyên nhân sơ bộ của vụ sạt lở do thời gian gần đây tại khu vực thành phố Đà Lạt mưa liên tục, lưu lượng mưa lớn. Đồng thời, chủ đầu tư đang triển khai công tác đắp đất để tạo mặt bằng thi công, lượng nước lớn thấm xuống đất lớn cộng với khối lượng đất đắp sau lưng tường chắn lớn làm gia tăng áp lực lên taluy, gây mất khả năng chịu lực dẫn đến sụp đổ công trình.

Hiện trường vụ sạt lở.

Hiện trường vụ sạt lở.

Sở Xây dựng đưa ra biện pháp khắc phục ban đầu là giảm áp lực lên taluy bằng biện pháp lấy đất sau lưng tường. Đồng thời tạo dòng thoát nước tại khu vực, tiến hành phủ bạt phần đất trên đỉnh taluy, hạn chế nước mặt ngấm vào đất làm tăng áp lực lên thân tường.

Bờ taluy trước khi bị sập.

Bờ taluy trước khi bị sập.

Liên quan đến vụ việc này, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND thành phố Đà Lạt khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả vụ sạt lở, tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn cho người và tài sản tại khu vực bằng cách di dời, hỗ trợ người dân tại khu vực sự cố, ngăn chặn người không phận sự tiếp cận khu vực. Bên cạnh đó là thực hiện giải pháp ngăn dòng, tạo dòng nước tập trung về vị trí sự cố, có các biện pháp ngăn nước thấm xuống đất tại khu vực. Đồng thời, có giải pháp giảm tải áp lực sau lưng kè chắn đất...

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao Sở Xây dựng tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND TP.Đà Lạt và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá, tổ chức giám định để xác định cụ thể nguyên nhân xảy ra sự cố sạt lở.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).