“Giấc mơ” ngân hàng của ông chủ Tập đoàn xây dựng Thiên Thanh

Bị cáo Phạm Công Danh
Bị cáo Phạm Công Danh
(PLO) -Mua lại ngân hàng đang thua lỗ nặng, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh kỳ vọng sẽ vực dậy thành nhà băng phục vụ ngành xây dựng nhưng chỉ sau hai năm số nợ đã tăng lên 38.000 tỷ đồng.

Như PL&TĐ đã có bài phản ánh, ngày 19/7, TAND TP HCM mở phiên xử ông Phạm Công Danh (SN 1965 tại Quảng Ngãi, HKTT số 90 Cư xá Lữ Gia, phường 15, quận 11, TP.HCM, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) về các tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đồng phạm tích cực giúp sức cho ông Danh là dàn lãnh đạo cấp dưới của VNCB gồm Phan Thành Mai (45 tuổi, nguyên Tổng giám đốc); Mai Hữu Khương (33 tuổi, nguyên TV HĐQT, Hoàng Đình Quyết (33 tuổi, nguyên Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn) cùng hơn 30 bị cáo nguyên là cán bộ VNCB, nhân viên các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và công ty đối tác của VNCB.

Phiên tòa có hàng trăm người tham dự, trong đó có 36 bị cáo, 50 luật sư, 130 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan... đã kéo dài hơn một tháng, mới kết thúc phần tranh luận vào ngày 30/8.

Đây là đại án kinh tế gây thiệt hại số tiền lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Thiệt hại mà ông Danh và đồng phạm gây ra nhiều gấp đôi vụ Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng tín dụng Vietinbank) và đồng phạm được đưa ra xét xử hai năm trước.

Theo cáo trạng, trong quá trình tham gia tái cơ cấu Ngân hàng xây dựng, với vai trò là Chủ tịch HĐQT, ông Danh không thể trực tiếp rút tiền của ngân hàng nên đã lập ra hàng loạt công ty, thuê giám đốc, sau đó sử dụng những pháp nhân này để hợp thức hóa việc rút tiền bằng hàng loạt các hợp đồng khống.

Nhà chức trách xác định, tổng cộng hành vi sai phạm của Danh cùng đồng phạm trong vụ án này đã gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng.

Từ đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Danh mức án 20 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, 20 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Tổng hợp hình phạt bị đề nghị tối đa 30 năm tù (mức cao nhất của khung hình phạt có thời hạn). Hơn 30 bị cáo khác bị đề nghị từ 3 năm tù treo đến 26 năm tù; nhiều người có dấu hiệu vi phạm có khả năng bị khởi tố.

“Giấc mơ” ngân hàng

Bị cáo Phạm Công Danh (SN 1965 tại Quảng Ngãi, HKTT số 90 Cư xá Lữ Gia, phường 15, quận 11, TP.HCM), từng bị TAND tỉnh Quảng Ngãi tuyên phạt 20 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Sau đó VKSND tối cao kháng nghị bản án sơ thẩm, TAND tối cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm tuyên bị cáo 6 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. 

Giữa năm 2012, với tư cách là doanh nhân - người nắm giữ Tập đoàn Thiên Thanh với tiềm lực tài chính rất lớn, ông Danh được ông Hà Văn Thắm (Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương) gợi ý mua lại Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB) do bà Hứa Thị Phấn làm Chủ tịch HĐQT.

Là doanh nghiệp thành công đi lên từ nghề kinh doanh vật liệu xây dựng, ông Danh có ý tưởng thành lập một ngân hàng riêng biệt nhằm thúc đẩy ngành xây dựng như những ngân hàng chuyên biệt ở các nước phát triển.

Phiên tòa xét xử 36 bị cáo kéo dài hơn một tháng
Phiên tòa xét xử 36 bị cáo kéo dài hơn một tháng

Sau cuộc gặp gỡ ba bên, dù biết Đại Tín đang bị âm chủ sở hữu là 2.800 tỷ và lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ đồng, 95% dư nợ xấu không có khả năng thu hồi, song ông Danh vẫn bất chấp.

Ngoài 500 tỷ đồng trả cho ông Thắm (được cho là tiền đã bỏ ra để chăm sóc khách hàng của Đại Tín trong thời gian tiếp quản lại từ bà Phấn), ông Danh đồng ý mua lại ngân hàng này với giá 4.620 tỷ đồng.

Lúc này, tài sản của Đại Tín còn hơn 100 tỷ đồng tiền mặt, 2 lô đất tại quận 2 và huyện Nhà Bè với giá trị ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng. Nhưng thực tế hai lô đất này đã bị bà Phấn và các cổ đông khác đem thế chấp cho chính Đại Tín để đảm bảo cho các khoản vay trước đó.

Ông Danh sau đó đặt vấn đề với Phan Thanh Mai (từng là Tổng thư ký hiệp hội bất động sản Việt Nam và làm việc ở nhiều ngân hàng) nhờ viết đề án quy hoạch tái cơ cấu thành Ngân hàng Xây dựng (VNCB) với tiền công 3,2 tỷ đồng. Sau này, Mai được đưa vào làm Tổng giám đốc VNCB.

Theo ông Danh, ông và Mai rất “tâm đầu ý hợp”. Ông cũng khá tin tưởng vào tài năng của Mai vì ông này từng được đào tạo bài bản ở nước ngoài về quản trị tài chính. Ngồi ghế Chủ tịch VNCB nhưng bản thân không biết gì về tài chính tín dụng nên mọi hoạt động điều hành ông Danh đều giao cho Mai, phần mình chỉ lo tìm cách đi huy động tiền cho ngân hàng.

Lý giải về lý do chấp nhận mua lại một ngân hàng đang thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng, ông Danh nói lúc đó "tự tin vào tiềm lực tài chính của mình" với rất nhiều tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh.

"Thời điểm đó, không chỉ Đại Tín mà nhiều ngân hàng khác cũng yếu kém, tình hình bất động sản đóng băng. Tôi tin rằng trong vòng một hai năm sau, bất động sản ấm lên tôi sẽ bán được hai khu đất ở Nhà Bè và quận 2 để xoay sở", ông nói và cho biết cũng hi vọng sẽ thu hồi được 95% nợ xấu mà Đại Tín chưa thu hồi được.

Vòng luẩn quẩn tài sản không thể lấy, nợ không thể thu hồi

Thực tế sau khi tiếp quản, ông Danh đã phải bán nhiều tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh, tài sản cá nhân cũng như tìm mọi cách để có tiền trả hơn 7.000 tỷ đồng nợ gốc và lãi cho nhóm Phú Mỹ mà Đại Tín nợ, cũng như chăm sóc khách hàng mà ngân hàng này để lại. 

Do không đủ tiền hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho nhóm Phú Mỹ nên ông không thể giải chấp hai khu đất tại Nhà Bè và quận 2 để lấy ra chuyển nhượng.

Ngoài ra, 95% khoản nợ xấu của Đại Tín ông cũng không thể thu hồi được đồng nào dù đã làm nhiều văn bản nhờ Ngân hàng Nhà nước can thiệp bằng mọi hình thức, kể cả kiện dân sự.

Trong giờ giải lao một phiên xử, ông Danh được gặp em trai và vợ trong sự giám sát để bàn việc bán lô đất tại Sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng khắc phục hậu quả.

Ông Danh nói em trai kiếm ít nhất 3 nhà đầu tư để có thêm lựa chọn và cố gắng thương lượng với mức giá cao hơn con số Hội đồng thẩm định giá đã được HĐXX công bố trước đó.

Theo ông, hiện đã có tên nhà đầu tư, địa chỉ có ý định mua lô đất này. HĐXX đề nghị kết quả buổi gặp gỡ phải được báo cáo cho tòa bằng văn bản.

Tài sản không thể lấy ra, nợ không thể thu hồi, Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng bắt đầu rơi vào vòng luẩn quẩn. Một số cổ đông thấy tình hình thua lỗ nên lần lượt rút lui.

Ông cũng nhiều lần làm việc với Ngân hàng Nhà nước xin rút lui khỏi đề án tái cơ cấu VNCB nhưng được động viên nên tiếp tục làm. 

Để có tiền duy trì hoạt động của ngân hàng, ông cho biết đã phải trả lãi suất ngoài vượt trần quy định để vay tiền của các nhóm khách hàng lớn, trong đó có nhóm bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc công ty TNHH Tân Hiệp Phát).

Đồng thời, chỉ đạo dàn lãnh đạo cấp dưới ra chủ trương làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế cũng như trong hoạt động tín dụng để rút tiền của VNCB ra thông qua các hợp đồng khống.

Theo kết quả kiểm toán, đến cuối năm 2012, sau nửa năm tiếp nhận Đại Tín, lỗ lũy kế của ngân hàng này đã tăng lên 8.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là âm 5.000 tỷ.

Đến cuối 2013, kết quả kinh doanh của VNCB lỗ lũy kế là 11.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là âm 8.000 tỷ. Đến thời điểm khởi tố vụ án, vốn chủ sở hữu âm 18.469 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 38.000 tỷ đồng.

Tháng 7/2014, ông Phạm Công Danh và Tổng giám đốc Phan Thành Mai cùng nhiều lãnh đạo cấp dưới của VNCB bị bắt. Trước tình trạng của VNCB, Ngân hàng Nhà nước sau đó phải mua lại với giá 0 đồng, toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của ông Phạm Công Danh tại ngân hàng này bị chấm dứt.

Trình bày trước HĐXX, ông Danh cho biết, quá trình tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng, nhận thấy không đủ sức tiếp tục làm nên đã cùng Phan Thành Mai trực tiếp mang hết hồ sơ nộp cho cơ quan điều tra, trả lại cho Ngân hàng Nhà nước.

"Các cơ quan nhà nước cũng không giải quyết được thì với một tập thể chúng tôi cũng không thể làm được gì. Chúng tôi vừa nghiên cứu vừa ra văn bản kêu cứu khắp nơi", ông nói trong những lần trả lời thẩm vấn.

Xin cơ chế khắc phục hậu quả

Tại phiên tòa, cựu Chủ tịch VNCB đã nêu nguyện vọng khắc phục hậu quả vụ án mà từ ngày bị bắt giam không có cơ hội trình bày. Ông Danh nói đang có nhiều tài sản giá trị lớn "không ai khác ngoài bị cáo biết việc này", ngay cả các đồng nghiệp, cộng sự.

Riêng 13 lô đất thuộc sân vận động Chi Lăng và lô đất 209 Trường Trinh (TP Đà Nẵng) có giá trị đặc biệt lớn do Tập đoàn Thiên Thanh đứng tên. Trước khi ông làm thủ tục ra chủ quyền sử dụng đất, khu này đã là dự án phức hợp cao ốc, văn phòng, trung tâm thương mại và đã được một đối tác muốn mua giá 250 triệu USD...

"Nhưng giờ còn ai đang muốn mua lô đất này không?", chủ tọa ngắt lời. Ông Danh nói do bị bắt nên không có cơ hội tiếp tục thực hiện các thỏa thuận với đối tác.

Chủ tọa đề nghị bị cáo cung cấp tên, địa chỉ đối tác này, nếu được tòa sẽ mời họ đến để xem xét. Tuy nhiên, ông Danh nói "thông tin về đối tác phải giữ bí mật, không thể công bố".

Theo HĐXX, hiện những bất động sản thuộc sân vận động Chi Lăng của bị cáo đang được Hội đồng định giá Công ty cổ phần định giá TP Đà Nẵng cho là 2.600 tỷ đồng, còn Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự là 1.200 tỷ đồng. Để áp dụng có lợi cho bị cáo nên các cơ quan tố tụng đã áp dụng mức giá cao hơn.

Ông Danh cho biết, nếu có thể, ông sẽ không lựa chọn cả hai mức giá trên "vì lý do rất chính đáng của bất kỳ doanh nghiệp nào và người chủ sở hữu nào" và xin cơ chế riêng trong khuôn khổ của pháp luật để bán đấu giá với giá cao nhất, để đảm bảo giá trị, khắc phục thiệt hại. Chủ tọa đồng ý và ra quyết định thành lập Hội đồng định giá mới độc lập để định giá lại tài sản. 

Ông Danh sau đó còn bày tỏ mong muốn được khắc phục toàn bộ hậu quả do hành vi của mình gây ra. "Không riêng gì bất động sản ở Chi Lăng. Tôi tin có khả năng khắc phục 100% hậu quả trong vụ án này", ông nói.

Theo bị cáo này, bản chất của việc ký các hợp đồng khống để rút tiền từ VNCB ra phục vụ cho việc chăm sóc khách hàng chỉ là biện pháp ứng trước tạm thời.

Sau đó, ông sẽ thế chấp, bán các tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh bù vào, nhưng chưa thực hiện được thì bị bắt giam. Ông cũng cho biết, đã phải sử dụng cả các tài sản của Tập đoàn thừa kế từ người cha để phục vụ cho việc đảm bảo hoạt động bình thường của VNCB.

Bị cáo Phan Thành Mai
 Bị cáo Phan Thành Mai

VKS đề nghị giảm nhẹ mức án

Ngày 30/8, phiên tòa mới kết thúc phần tranh luận. Sau khi nghe ý kiến, quan điểm bào chữa và bảo vệ của các luật sư, bị cáo…, VKS đồng tình với các luật sư bào chữa cho ông Danh về tình trạng VNCB khi ông nhận tái cơ cấu, ghi nhận thái độ khai báo thành khẩn, để giảm trách nhiệm hình sự cho bị cáo Danh và các đồng phạm.

Nhiều bị cáo khác cũng được VKS đề nghị tòa giảm nhẹ so với bản luận tội trước đó vì có nhân thân tốt, không được hưởng lợi.

Là người đầu tiên được gọi lên nói lời sau cùng, ông Danh nhiều lần cảm ơn HĐXX, VKS trong những ngày qua đã làm rõ nhiều vấn đề của vụ án. Ông mong tòa xem xét cho những bị cáo làm việc ở Tập đoàn Thiên Thanh vì họ chỉ là người làm công ăn lương, được ông thuê đứng tên làm giám đốc.

Họ đã tin tưởng ông và làm việc một cách tự giác. Ông cũng xin xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các cựu cán bộ, nhân viên Ngân hàng Xây dựng và nêu lại nguyện vọng tha thiết được khắc phục hậu quả. 

Bị cáo cũng mong các cơ quan chức năng xem xét việc trả lại căn nhà vợ con ông đang ở bởi nó được vợ chồng ông gây dựng trước đó. Bản thân ông không lấy một đồng nào từ VNCB để sử dụng, hoàn toàn không có mục đích cá nhân mong tòa công tâm xem xét.

Bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) nghẹn giọng cho biết, 25 tháng qua ngày nào cũng sống trong day dứt vì được nhà nước cho đi học nhưng lại trở thành người phạm tội. Trong 15 năm về Việt Nam làm việc, ông luôn khát khao được cống hiến nhưng cuộc đời khiến ông luôn phải đặt mình ở những vị trí "đầu sóng ngọn gió".

Ông Mai thừa nhận mình sai phạm, gây tổn thất rất lớn đến uy tín, ảnh hưởng đến hệ thống an ninh tiền tệ quốc gia và cảm thấy hối hận sâu sắc.  Bị cáo cũng xin HĐXX xem xét cho các nhân viên ngân hàng vì họ cống hiến hết mình với ngân hàng, không tư lợi gì.

Quay sang ông Danh, bị cáo Mai nói: "Trong quá trình điều hành VNCB, bị cáo đã sai khi để anh Danh xoay sở và sử dụng tiền của Thiên Thanh chi chăm sóc khách hàng.

Anh Danh từng nói bị cáo rằng “em hãy dành cái đầu sạch sẽ để sáng tạo, có ý tưởng cho việc điều hành ngân hàng phát triển”. Bị cáo thấy mình có lỗi vì đã không quan tâm đến vấn đề này và sẽ chịu trách nhiệm về những sai phạm của mình trước pháp luật".

HĐXX sẽ nghị án dài ngày, đưa ra phán quyết vào đầu tháng 9.

Cựu Chủ tịch VNCB cho biết, bản cáo trạng truy tố ông về những hành vi sai phạm "có những điều đúng nhưng cũng có hành vi cần phải xem xét lại" vào hoàn cảnh và bối cảnh phạm tội.

Trả lời việc đưa hơn 20 người và một tổ chức không có khả năng tài chính, trình Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, để tham gia tái cơ cấu ngân hàng, ông Danh cho biết đã nhiều lần mang hồ sơ trả lại Ngân hàng Nhà nước nói không làm được vì tình hình tài chính của ngân hàng lúc tiếp quản luôn đặt trong tình trạng đặc biệt.

Bản thân ông đã bán nhà, đất, xe… bỏ vào ngân hàng không dưới 2.000 tỷ đồng với mong muốn vực dậy ngân hàng nhưng không làm nổi.

"Tôi đã báo cáo không có khả năng làm dù đã bỏ vào số tiền lớn, việc này chỉ có Ngân hàng Nhà nước mới làm được. Nhưng khi mang hồ sơ ra báo cáo thì được chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước lúc đó động viên, nói rằng không phải lập ngân hàng mới mà chỉ là tái cơ cấu ngân hàng. Lúc đó, tôi đấu tranh không nổi", ông Danh nói.

"Gần như tôi không có hiểu biết gì tài chính tín dụng, trong khi lúc đó có nhiều người hiểu về ngân hàng và đã từng làm ngân hàng... Đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến vụ án này. Tôi thành thật xin lỗi các đồng nghiệp của tôi ở Tập đoàn Thiên Thanh vì tin vào tôi mà họ phải đến tòa", ông Danh nói.

"Họ chỉ phân tích, động viên, hay ép buộc bị cáo", chủ tọa hỏi liên quan đến Ngân hàng Nhà nước.

"Họ không ép được tôi nhưng động viên tôi rất nhiều lần", ông Danh đáp. "Như vậy là bị cáo không thắng nổi bản thân mình đấy chứ", thẩm phán phân tích.

Lý giải về việc đưa nhiều người không có tài sản vào danh sách cổ đông, ông Danh cho là để "có người hậu thuẫn, có động lực". "Nếu không đưa những người này vào thì cũng không ai vào", ông nói và cho biết việc này nhằm hợp thức hóa thủ tục với Ngân hàng Nhà nước.

Theo ông Danh, ông từng học quản trị kinh doanh hệ vừa học vừa làm "nhưng không nhớ học ở đâu, ai là người đào tạo". Ông bật khóc và đề nghị HĐXX xem xét điều kiện sức khỏe không được tốt nên trí nhớ rất yếu.

Hồ sơ vụ án thể hiện, ông Danh theo học Quản trị kinh tế khóa 1987-1991 tại trường ĐH Kinh tế TP HCM, bằng thạc sĩ đào tạo tại Australia.

Tuy nhiên, theo lý lịch có nhiều chỗ không thống nhất. Bởi, từ 1965 đến 1982 còn nhỏ ở nhà, 1980-1990 thì làm kinh doanh vật liệu xây dựng. Kết quả xác minh tại trường ĐH Kinh tế thì bị cáo không học. Từ đó, chủ tọa đề nghị VKS xem xét truy tố bị cáo về việc sử dụng bằng giả nếu đủ căn cứ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.