Giá vàng trồi sụt, Ngân hàng nhà nước lãi to

Đại diện NHNN quả quyết rằng: “Dù mua hay bán thì mục tiêu trước hết của NHNN là mục tiêu chính sách nhằm định hướng, dẫn dắt thị trường, NHNN không đặt mục tiêu lợi nhuận”. Không đặt mục tiêu lợi nhuận nhưng lợi nhuận vẫn cứ đến và ai cũng nhìn thấy được, đó phải chăng là hệ quả tất yếu của “ưu thế” vừa là cơ quan hoạch định chính sách lại vừa tham gia mua bán?

Sáng qua (16/4), phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) diễn ra trong bối cảnh thị trường vàng thế giới lao dốc thẳng đứng.

Trong vòng hơn nửa tháng, người trúng phiên đấu giá từ lần đấu thứ nhất chịu thiệt hại lên tới hơn 5 triệu đồng/lượng so với người trúng trong phiên thứ 7. Tuy nhiên cũng không thảm bằng tốc độ rơi tự do của giá vàng quốc tế trong cùng thời gian, từ vùng 1.606USD/ounce xuống còn 1.333USD/ounce, mất khoảng 300USD/ounce.

Biểu đồ giá vàng quốc tế từ 18 tháng 3 đến 15 tháng 4
Biểu đồ giá vàng quốc tế từ 18 tháng 3 đến 15 tháng 4

Phiên đấu thầu lần 7 mở ngày hôm qua – 16/4, NHNN “mạnh dạn” đặt mức giá sàn ở ngưỡng 38,67 triệu đồng mỗi lượng, giảm 5,14 triệu đồng/lượng so với phiên thứ nhất, mở ngày 28/3 (với mức giá sàn được đặt là 43,81 triệu đồng/lượng). Như vậy, sau 7 phiên đấu thầuNHNN đã cung ra thị trường 183.900 lượng vàng SJC, tương đương hơn 7 tấn vàng với giá bình quân vào khoảng 42 triệu đồng/lượng.

Nếu so với mức giảm thê thảm hiện nay thì người mua không khỏi “buốt ruột” khi số lượng vàng trên “bốc hơi” tới hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó, khoảng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế vẫn tiếp tục dãn ra xa. Tạm tính, nếu cộng thêm cả chi phí nhập khẩu thì giá vàng NHNN mở đấu phiên hôm qua vẫn “chênh” tới 3-4 triệu đồng/lượng so với giá quốc tế.

Theo giới kinh doanh vàng, 7 tấn vàng được NHNN tung ra vừa chủ yếu được sử dụng cho việc các tổ chức tín dụng chuẩn bị tất toán trạng thái vàng trước hạn chót 30/6. Qua chia sẻ của lãnh đạo một số ngân hàng thương mại với báo giới có thể thấy, họ đang phải chịu sức ép từ hai đầu: ở đầu bên này họ phải nhanh chóng tất toán trạng thái vàng, với sự giám sát của cơ quan thanh tra; trong khi ở đầu bên kia, thì thực tế vẫn chưa hết nợ với vàng tài khoản ở nước ngoài.

Kết quả là họ đang lỗ và có thể bị lỗ nặng ở cả hai chiều. Với sức ép tất toán, các nhà băng đang phải mua vàng miếng từ “cửa” đấu thầu NHNN với mức giá “chát” – chênh lệch lớn so với thế giới, từ 3-4 triệu đồng/lượng. Trong khi, với những cú rơi liên tiếp của giá thế giới, chênh lệch đang bị doãng rộng, vẫn phải tất toán, vẫn phải mua vào và “cắn răng” lỗ.

Nhiều người nói rằng, NHNN đã “gặp may” và “lãi to” trước sự “sụp đổ” bất ngờ của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, “bác” lại các ý kiến cho rằng NHNN đang thiên về kinh doanh nhiều hơn nhiệm vụ quản lý, vừa qua, ông Nguyễn Quang Huy – Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối NHNN đã đăng đàn khẳng định, NHNN ngoài chức năng là cơ quan quản lý thì còn đảm nhiệm vai trò ngân hàng trung ương, và “với tư cách ngân hàng trung ương thì chúng tôi tham gia vào một số thị trường với vai trò kiến tạo và mua bán cuối cùng. Chẳng hạn với thị trường ngoại tệ, NHNN cũng thường xuyên tham gia ở cả hai chiều mua và bán mỗi khi thị trường cần có sự can thiệp. Với thị trường vàng miếng, chúng tôi cũng làm tương tự như vậy”.

Đại diện NHNN quả quyết rằng: “Dù mua hay bán thì mục tiêu trước hết của NHNN là mục tiêu chính sách nhằm định hướng, dẫn dắt thị trường, NHNN không đặt mục tiêu lợi nhuận”.

Không đặt mục tiêu lợi nhuận nhưng lợi nhuận vẫn cứ đến và ai cũng nhìn thấy được, đó phải chăng là hệ quả tất yếu của “ưu thế” vừa là cơ quan hoạch định chính sách lại vừa tham gia mua bán?

Chiều qua, giá vàng trong nước bất ngờ bất tăng trở lại gần 2 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết mua vào bán ra lần lượt 40,2 và 41,1 triệu đồng một lượng. Trong đó, giá bán ra tăng tới 2,5 triệu đồng so với mức đáy của buổi sáng, và giá mua vào tăng 700.000 đồng. Thị trường quốc tế cũng lần đầu tiên tăng trở lại, giá giao ngay trên bảng Kitco.com tăng nhanh qua 1.370USD một ounce, hồi phục gần 24USD so với buổi sáng.

Mai Hoa

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.