Gia tăng số ca sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo ngay từ đầu mùa dịch

PGS.TS Đỗ Duy Cường (ngoài cùng, bên trái) thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại Trung tâm. Ảnh: BVCCy
PGS.TS Đỗ Duy Cường (ngoài cùng, bên trái) thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại Trung tâm. Ảnh: BVCCy
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngay từ đầu tháng 5, tháng 6, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã rải rác tiếp nhận bệnh nhân nhập viện và hiện Trung tâm đang điều trị cho 6 ca sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo.

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân Đỗ Thị V. (83 tuổi, địa chỉ Hoàng Mai - Hà Nội), nhập viện ngày 22/6. Ba ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện sốt cao kèm đau đầu nhiều, mệt mỏi. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và ung thư vú đã phẫu thuật 3 năm.

Bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, xét nghiệm phát hiện sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các biểu hiện như tràn dịch màng phổi/tràn dịch màng bụng. Bệnh nhân là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền, được chẩn đoán sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo nên đã được nhập viện theo dõi, điều trị kịp thời nay đã qua cơn nguy kịch.

Một trường hợp khác là bệnh nhân Trần Thị M. (60 tuổi, quê ở Hải Hậu - Nam Định) nhưng hiện tại hàng ngày đang bán rau tại chợ Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội. Bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu bệnh 5 ngày nay: nôn và đau thượng vị, sau đó sốt cao, đau đầu, nôn vài lần, không chảy máu mũi, không chảy máu chân răng.

Ngày 22/6, bệnh nhân đến khám và nội soi dạ dày tại Trung tâm Tiêu hóa gan-mật-tụy, xét nghiệm Dengue dương tính nên được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới với các dấu hiệu cảnh báo, lúc này tiểu cầu hạ chỉ còn 10 G/L, tình trạng cô đặc máu, có tràn dịch màng phổi, thoát huyết tương….

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, năm nay sốt xuất huyết đến sớm hơn mọi năm. Do thời gian này đầu vụ dịch, nhiều người khi bị sốt thì nghĩ là do mắc COVID-19, cúm hoặc một số bệnh khác nên không nghĩ mình mắc sốt xuất huyết. Chỉ đến ngày thứ 4, thứ 5, lúc đó máu bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ thấp, hoặc trên các bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý nền, cơ địa phụ nữ có thai,... thì mới đến viện. Lúc đó bệnh nhân phải truyền tiểu cầu hoặc dung dịch cao phân tử, một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng như men gan tăng, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu,….

Theo các bác sĩ, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu thì thì cần làm xét nghiệm máu khá đơn giản và cho kết quả nhanh trong vòng 1 vài giờ. Ở người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình từ 150 - 450 G/L. Khi sốt xuất huyết, xét nghiệm công thức máu sẽ thấy số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu giảm và hematocrit tăng (máu cô đặc). Mức nguy hiểm khi tiểu cầu giảm dưới 50 G/L.

"Theo khuyến cáo, nếu tiểu cầu giảm nhanh hoặc có biểu hiện xuất huyết chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da, rong kinh-rong huyết (nữ giới), cũng như có hiện tượng cô đặc máu như chân tay lạnh, nôn mửa, đau bụng vùng gan, tụt huyết áp, men gan tăng cao, tràn dịch màng bụng-màng phổi,… khi đó cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc truyền tiểu cầu chỉ tiến hành khi nào xuống thấp dưới 5 G/L hoặc có biểu hiện chảy máu. Sau khi hết sốt vài ngày, tiểu cầu sẽ tăng trở lại bình thường”, PGS. Cường nhấn mạnh.

Bác sĩ Cường cũng lưu ý: “Người dân khi có biểu hiện sốt nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm chẩn đoán đơn giản như NS1Ag để phát hiện sốt xuất huyết sớm từ những ngày đầu tiên. Nếu đúng sốt xuất huyết sẽ được các bác sĩ theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời. Một số trường hợp có thể điều trị tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện nếu không có chỉ định, tránh dẫn đến quá tải bệnh viện”.

Hiện nay một số bệnh dịch khác vẫn còn (COVID-19, cúm, thủy đậu,...) nên dễ chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết. Nếu như vậy có thể dẫn đến điều trị phác đồ sai, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bác sĩ các tuyến cũng cần cập nhật hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế để xử lý điều trị đúng.

Để phòng sốt xuất huyết, do hiện nay chưa có vaccine, việc phòng bệnh vẫn chủ yếu là phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường không cho muỗi đẻ trứng, kết hợp các biện pháp diệt loăng quăng bọ gậy. Hiện nay bước vào đầu mùa mưa, cần tiến hành phun muỗi tại những nơi có phát hiện ca bệnh tránh dịch bệnh lan rộng.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.