Gia tăng đột biến người nhập viện vì chơi pháo nổ ngày Tết

(PLVN) - Dịp Tết Nguyên đán vừa qua tình trạng tai nạn do pháo nổ gia tăng đột biến, nhiều trường hợp đã phải nhập viện với những chấn thương nghiêm trọng.

Tai nạn pháo nổ gia tăng

Thời điểm trước Tết, nhiều bệnh viện trên cả nước đã liên tiếp ghi nhận các ca nhập viện vì tai nạn pháo nổ.

Ghi nhận tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt - Đức và bệnh viện Saint Paul (Hà Nội), chỉ trong hai tuần đầu tháng 1, hai bệnh viện đã tiếp nhận gần 10 trường hợp tai nạn do tự chế pháo nổ và sử dụng pháo.

Tại bệnh viện Hữu Nghị Việt - Đức liên tiếp ghi nhận 3 trường hợp gặp tai nạn do tự chế pháo nổ, phần lớn nạn nhân là thiếu niên, bị mất ngón tay, bàn tay. Điển hình như nam sinh 15 tuổi, trú tại Hà Nội đã cùng bạn tự chế pháo từ bột hộp que diêm dẫn đến gãy nhiều xương bàn tay trái, trấn thương mắt. Tương tự một nam bệnh nhân 15 tuổi, trú tại Hải Dương cũng phải vào Bệnh viện Việt Đức do bị đa chấn thương khi chế tạo pháo.

Một bệnh nhi bị tổn thương do chế tạo pháo nổ.
Một bệnh nhi bị tổn thương do chế tạo pháo nổ.

Tương tự, ngày 9/1, bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh cũng tiếp nhận một trường hợp nam bệnh nhân 17 tuổi trú tại phường Phương Đông, Uông Bí, Quảng Ninh thương tích nghiêm trọng ở nhiều vùng trên cơ thể, do tự chế pháo nổ tại nhà.

Ngày 28/1, Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cũng tiếp nhận cấp cứu 3 học sinh bị thương do nổ pháo tự chế. Trong đó có một em bị thương nặng với vết thương giập nát hai bàn tay, vùng mặt, cổ.

Gần đây nhất là những trường hợp tại tỉnh Bắc Giang. Trường hợp thứ nhất là bệnh nhi L.M.D., 13 tuổi, trú tại Nghĩa Phương, Lục Nam, Bắc Giang. Người nhà cho biết, em D  đã tự chế pháo bằng cách giã nát đầu que diêm rồi lấy chất bột đỏ trộn với phốt pho cạo ra từ vỏ bao, quấn giấy lại rồi đốt.  Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bỏng hai tay độ 2,3; vết bỏng xám đen, khét mùi thuốc pháo, nền bỏng trợt đỏ, dịch tiết nhiều, đau rát. 

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhi L.H.Đ., 3 tuổi, trú tại Tân Thanh, Lạng Giang, Bắc Giang. Theo lời kể của bố mẹ, bệnh nhi đang chơi ngoài sân thì có vật thể lạ bay vào và bùng cháy. Vật thể lạ đó là do trẻ con hàng xóm cạo đầu que diêm nghịch đốt. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bỏng độ 2, 3 vùng mặt, tay và chân. Vết bỏng ở vùng mặt cháy xém, mắt không mở được, những vùng xém da sưng nề nhiều; vết bỏng ở tay chân hoại tử khô có mùi khét lẫn mùi thuốc pháo.

Nặng nhất là trường hợp bệnh nhân D.V.D., 20 tuổi, trú tại Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang được chuyển đến trong tình trạng sốc đa chấn thương do pháo nổ vào sáng 8/2. Nguyên nhân vụ nổ là do bệnh nhân làm pháo tự chế, đốt hỗn hợp bột lưu huỳnh trong lon kim loại.

Đây là một trường hợp bệnh nhân có vết thương phức tạp, bị bỏng ở 2 cẳng chân, lộ xương; ở bìu, tầng sinh môn dập nát, cháy xém; chụp X-quang có nhiều dị vật cản quang trong vết thương (nghi ngờ là mảnh kim loại).

Hệ lụy của chơi pháo nổ

Dịp Tết là thời gian tai nạn pháo nổ xảy ra liên tiếp, đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của nhiều người.

Theo các bác sĩ, vết thương do pháo nổ là loại hỏa khí, gây tổn thương mô mềm rất nhiều. Chăm sóc sau phẫu thuật thường phức tạp do nhiễm trùng lớn và quá trình điều trị lâu dài, hồi phục chức năng khá lâu.

Pháo nổ chứa nhiều chất độc hóa học và có sức công phá rất lớn.
Pháo nổ chứa nhiều chất độc hóa học và có sức công phá rất lớn. 
Các chuyên gia về y tế cũng cảnh báo, pháo nổ chứa nhiều chất độc hóa học và có sức công phá rất lớn. Pháo khi nổ không chỉ tỏa nhiệt gây bỏng mà còn sinh ra khí độc, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp. Đặc biệt, đối với những trường hợp tự chế tạo pháo, người chơi thường phải tiếp xúc gần với các loại thuốc nổ, và không có đồ bảo hộ cơ thể nên khi nổ rất dễ bị tổn thương nặng như: dập nát ngón tay, mù mắt, điếc, bỏng, thậm chí nát và gãy xương nhiều bộ phận trên cơ thể.

Ngoài các tổn thương toàn thân như bỏng, cụt chi, dị vật phần mềm... các tai nạn pháo còn gây những tổn thương nghiêm trọng cho mắt như: Bỏng da mi, bỏng kết giác mạc.  

Đặc biệt, khi pháo nổ có thể bắn các hạt cát, vụn xi, mảnh pháo từ hiện trường vào mắt. Nghiêm trọng hơn, sức ép của vụ nổ pháo có thể xé toang nhãn cầu, phù giác mạc, chảy máu trong… các trường hợp này có thể dẫn đến mù mắt vĩnh viễn.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.