Ghi nhận ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Cà Mau

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ. (Nguồn ảnh: VTC News)
Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ. (Nguồn ảnh: VTC News)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trên đị bàn thành phố Cà Mau vừa ghi nhận một bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Theo Thanh niên, bệnh nhân 36 tuổi (ngụ tại xã Định Bình, TP Cà Mau) xuất hiện các triệu chứng đau rát vùng dương vật và xuất hiện mụn mủ nên đi khám và điều trị tại một phòng khám đa khoa tư nhân.

Bệnh nhân được bác sĩ cho thuốc uống 3 ngày nhưng tình trạng không giảm. Ngày 22/2, bệnh nhân xuất hiện nhiều mụn mủ, bóng mủ đa kích thước, số lượng nhiều, ở vùng mặt, cổ, cánh tay, bàn tay, bàn chân, cẳng chân...

Sau đó, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Cà Mau khám và được tư vấn đến Bệnh viện Da liễu Cần Thơ thăm khám. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ. Hiện bệnh nhân đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ và đợi kết quả xét nghiệm kết luận của Viện Pasteur TP HCM.

Ngày 27/2, Giám đốc Sở Y tế Cà Mau chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch. Trong đó, giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tăng cường công tác phối hợp truyền thông phòng, chống bệnh đậu mùa khi tại cộng đồng bằng nhiều hình thức. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch trên địa bàn.

Thường xuyên, chủ động theo dõi, đánh giá tình hình bệnh, trong trường hợp cần thiết, khẩn trương tham mưu Sở Y tế triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khi trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả. Tiến hành tổ chức tập huấn về công tác giám sát, xử lý ổ dịch bệnh đậu mùa khi cho các Trung tâm Y tế huyện, thành phố, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn. Phối hợp chặt chẽ với hệ điều trị trong công tác phòng, chống dịch bệnh, điều tra dịch tễ và tiếp nhận vận chuyển mẫu xét nghiệm kịp thời. Đảm bảo hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch.

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân cần tổ chức tốt việc khám, phát hiện, tư vấn, điều trị, thông báo cho hệ dự phòng kịp thời phối hợp thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Thường xuyên cập nhật phác đồ điều trị bệnh đậu mùa khi, tổ chức công tác khám bệnh, chữa bệnh, hội chẩn, chuyển tuyến đúng theo quy định Bộ Y tế; hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng nặng.

Khi có triệu chứng nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mỏi, phát ban và nổi hạch, ... cần hạn chế tiếp xúc người khác chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm và điều trị, cách ly kịp thời. Lấy mẫu, phối hợp chặt chẽ với hệ dự phòng điều tra dịch tễ các trường hợp nghi ngờ do vi rút đậu mùa khỉ. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế, không để thiếu thuốc. Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Các Trung tâm Y tế các huyện, thành phố phải giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn; phát hiện sớm, tiến hành điều tra làm rõ các yếu tố dịch tễ liên quan; điều tra, truy vết, xác định tất cả người tiếp xúc gần, sau đó cán bộ y tế lập danh sách, hướng dẫn đối tượng tự theo dõi sức khỏe trong 21 ngày từ ngày tiếp xúc cuối cùng. Chỉ đạo, thực hiện cách ly, điều trị người bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thực hiện kiểm tra, rà soát thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm đúng theo quy định tại thông tư 54 /2015 ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế để kịp thời phát hiện và xử lý dịch nhanh chóng. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng nhập thiếu, nhập trễ thông tin các ổ dịch và ca bệnh. Dự trữ đầy đủ trang thiết bị, hóa chất, thuốc phục vụ cho công tác phòng chống dịch tại địa phương.

Hiện nay tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ diễn biến phức tạp để chủ động phòng bệnh người dân cần thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế:

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.