Gặp lại người phụ nữ đầu tiên nâng ngực trên thế giới

Timmie Jean Lindsey là người phụ nữ đầu tiên nâng ngực trên thế giới
Timmie Jean Lindsey là người phụ nữ đầu tiên nâng ngực trên thế giới
(PLO) - Năm 1962, Timmie Jean Lindsey, một phụ nữ làm nội trợ ở Texas (Mỹ), được thuyết phục trở thành “chuột bạch” cho một quy trình thẩm mỹ mới. Từ đó tới nay, hàng triệu phụ nữ khác đã làm điều tương tự, với niềm tin rằng vòng một nở nang sẽ đem lại cho họ hạnh phúc. Tuy nhiên, câu chuyện lạnh gáy của Timmie sẽ khiến bạn phải suy nghĩ.

Khởi đầu trào lưu thu hút 2 triệu phụ nữ

Sống ở thành phố dầu hỏa của Mỹ, Timmie là một thành viên của tầng lớp bình dân, một phụ nữ bình thường khó lòng thu hút được ánh nhìn ở nơi có vô số triệu phú giàu có.

Năm nay 83 tuổi, Timmie có tới 10 người con và 16 người cháu. Bà đã làm lụng vất vả cả đời, nuôi sống gia đình bằng những công việc có mức lương thấp. Tuy nhiên, cách đây 46 năm, Timmie là người đầu tiên tham gia thử nghiệm gây tranh cãi và có phần nguy hiểm trong lịch sử y học. Là người phụ nữ đầu tiên được cấy túi ngực silicone, bà mở đầu cho hơn 2 triệu phụ nữ trải qua quá trình tương tự.

Trong số đó, một phần nhỏ là những người sống sót sau ung thư. Tuy nhiên, tới 8/10 giống như Timmie, những phụ nữ khỏe mạnh, khi tiến hành phẫu thuật cấy các túi gel vỏ cao su dưới da mình. Với những phụ nữ này, từ các ngôi sao điện ảnh tới bà nội trợ, nâng ngực là một trong những loại phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện nhiều nhất trên thế giới. Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng hơn 300.000 ca phẫu thuật tăng kích cỡ cho vòng một.

Hàng chục nghìn người tham gia quy trình này đã phàn nàn về những biến dạng cơ thể sau khi nâng ngực, cùng những căn bệnh nghiêm trọng như mệt mỏi mạn tính hay bệnh tự miễn. Nhiều người cho rằng những tiêu cực của quy trình này đã bị che giấu, do lợi ích mà các bác sĩ và nhà sản xuất thu được lên tới hàng trăm triệu USD từ khi Timmie nằm dưới dao phẫu thuật vào năm 1962.

Bác sĩ Thomas Cronin
Bác sĩ Thomas Cronin

Vào thời điểm đó, bà đang vật lộn để nuôi con sau cuộc hôn nhân đầu tiên không hạnh phúc. Bà đã bị thuyết phục tham gia một thử nghiệm mà bà không muốn và không hiểu. 

Trong những đợt xuất hiện theo yêu cầu của bác sĩ và các công ty hóa chất tiên phong trong quy trình này, bà không nói gì ngoài những lời khen ngợi. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Mail vào năm 2007, Timmie tiết lộ bà đã gặp phải các triệu chứng đáng ngại như cứng ngực hay đau đớn mà những người phản đối nâng ngực khẳng định là do silicone gây ra.

Bà nói: “Sau khi cấy túi ngực, tôi nghe thấy những tiếng huýt sáo trêu chọc khi đi trên phố. Tôi thực sự tin rằng phụ nữ nên có quyền tự do lựa chọn. Nhưng nói thật là có những lúc tôi muốn lấy chúng ra khỏi cơ thể. Các cơn đau bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980, đôi khi kéo dài 5 - 6 tuần. Tôi cảm thấy như bị gãy xương sườn vậy”.

Cảm giác “có cả con voi ngồi trên ngực mình”

Là một trong 6 người con của gia đình công nhân dầu mỏ, Timmie mới 14 tuổi thì mẹ qua đời. Một năm sau, bà nghỉ học để kết hôn với một thợ mộc. Sau khi có ba con trai và ba con gái trong 9 năm, chồng bà bắt đầu đổ tiền vào rượu.

Bà ly dị năm 26 tuổi và bước vào mối quan hệ mới với Fred Reyes, một người Mexico di cư. Fred đưa bà đi nghỉ và thuyết phục bà xăm hình hoa hồng đỏ lên hai bên ngực. Timmie cho biết bà rất xấu hổ vì quyết định chóng vánh đó.

Bà tiến hành 3 đợt điều trị ở phòng khám từ thiện của Bệnh viện Jefferson Davis để xóa hình xăm. Năm 1961, bà quay lại kiểm tra. Bác sĩ điều trị cho bà, Frank Gerow, nói rằng một đồng nghiệp của ông - bác sĩ Thomas Cronin,  đã phát triển một túi cấy cho phụ nữ có ngực chảy xệ sau sinh. Ông đề nghị Timmie trở thành người phụ nữ đầu tiên thử nghiệm quy trình phức tạp này.

“Kiệt tác” của ngành phẫu thuật thẩm mỹ vào năm 1962
“Kiệt tác” của ngành phẫu thuật thẩm mỹ vào năm 1962

Điều này khiến bà ngạc nhiên. Timmie cho biết: “Có thể đúng là ngực tôi đã bắt đầu chảy xệ, nhưng tôi không quan tâm lắm tới chuyện đó. Chúng tôi lớn lên trong nghèo khổ và không có nhiều gương để soi. Tôi không muốn sửa ngực, nhưng muốn sửa tai. Lúc đó tôi mới ly hôn và không có nhiều đề nghị. Do đó, tôi đồng ý sẽ thử nếu bác sĩ Gerow sửa lại tai cho tôi”. Gerow muốn tăng kích cỡ ngực của bà từ B lên C.

Khi đó, một đồng nghiệp của Gerow bày tỏ nghi ngại rằng vị bác sĩ này đang lợi dụng sự mềm yếu của Timmie và 11 phụ nữ khác đồng ý tham gia một phần nghiên cứu. Tiến sĩ Bernard Patten, bạn cũ của Gerow, cho biết: “Frank là một bác sĩ giỏi, nhưng ông ấy thích ngực lớn. Ông ấy nói rằng ông ấy và Cronin muốn làm điều gì đó trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ có sức ảnh hưởng như trái tim nhân tạo của bác sĩ Michael DeBakey”.

Ban đầu, Gerow và Cronin thử tiêm trực tiếp silicone vào những phụ nữ tham gia thử nghiệm. Họ bị viêm nặng và kết quả là ngực họ bị biến dạng, đau đớn và cứng. Do đó, hai bác sĩ quyết định cho silicone vào một túi.

Timmie trải qua cuộc phẫu thuật lịch sử vào mùa xuân năm 1962. Bà cho biết: “Nếu Gerow có nói với tôi về các nguy cơ, tôi cũng chẳng nghe. Khi tỉnh dậy sau gây mê, tôi cảm thấy như có cả con voi ngồi trên ngực mình. Nhưng khi họ tháo băng cho tôi vào 10 ngày sau, ngực của tôi rất đẹp. Tất cả bác sĩ trẻ đứng quanh tôi để ngắm nhìn kiệt tác đó”.

Đột nhiên, Timmie thu hút được nhiều sự chú ý của người khác giới. Khi một người quen biết đã lâu, Bill Lindsey, ngỏ lời cầu hôn, bà đã chấp thuận. Vào dịp năm mới, bà kết hôn với kỹ thuật viên máy bay này, người đã có 4 con từ cuộc hôn nhân trước.

Chương mới trong cuộc đời bà cũng đánh dấu sự phát triển của phẫu thuật thẩm mỹ, với nhiều phụ nữ muốn thực hiện thủ thuật nâng ngực. Cronin và Gerow bán phát minh của mình cho Dow Corning. Họ cho rằng việc cấy ngực giúp nâng mức tự tin của những phụ nữ “có ngực kém phát triển”. Hai bác sĩ nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn rằng “họ sẽ hạnh phúc hơn nếu có ngực to hơn”.

Thi thoảng, Timmie sẽ đến văn phòng của bác sĩ Gerow. Ông sẽ chụp ảnh lại ngực của bà để đánh giá. Dù không thảo luận về vấn đề an toàn với bà, ông trấn an các bệnh nhân khác rằng túi ngực “vô hại như nước”.

Cái giá phải trả

Timmie cho biết ngực của bà bắt đầu cứng lại khoảng 10 năm sau khi phẫu thuật, do các mô sẹo hình thành sau khi cấy. Các cơn đau nhức đột ngột xuất hiện khi bà tham gia các lớp aerobic vào thập niên 1980. Tập đoàn Dow Corning thừa nhận đây có thể là một hiệu ứng phụ của nâng ngực.

Timmie cũng bị nổi mẩn, khô miệng, khô mắt và mệt mỏi. Bà tìm đến nhiều bác sĩ khác nhau và nhận được câu trả lời rằng đó là hậu quả của trầm cảm. Bác sĩ Gerow cũng nói rằng silicone không thể gây bệnh cho bà.

Tới những năm 1990, người ta đã tìm ra những vật liệu khác dùng để nâng ngực
Tới những năm 1990, người ta đã tìm ra những vật liệu khác dùng để nâng ngực

Những người phản đối việc cấy ngực khẳng định Timmie đang có các triệu chứng điển hình của tổn hại từ silicone. Tiến sĩ Patten, người nghiên cứu 2.000 phụ nữ gặp các vấn đề về sức khỏe sau khi cấy ngực, cho biết: “Từ các tài liệu của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cung cấp cho tôi, rõ ràng Dow Corning biết từ năm 1976 rằng silicone gây viêm, và ở một số nghiên cứu trên động vật, điều này gây ra các bệnh tự miễn”.

Tập đoàn cũng phủ nhận các nghiên cứu đó và khẳng định rằng các điều tra liên quan không cho thấy có mối liên hệ khoa học giữa các túi cấy ngực và bất cứ căn bệnh nào. Tuy nhiên, Dow Corning công nhận rằng túi ngực, do nhiều tập đoàn khác nhau sản xuất, có thể nổ vỡ. Điều này xảy ra với 1 trong số 100 bệnh nhân.

Năm 1998, hàng chục nghìn bệnh nhân đã đâm đơn kiện Dow Corning, đòi bồi thường hơn 2 tỷ USD. Họ hàng của Timmie hối thúc bà tham gia vụ kiện, nhưng bà vẫn một lòng tin tưởng Gerow. Khi vụ việc trở nên nghiêm trọng, ông còn nhờ bà ra làm chứng trước FDA. Timmie cho biết mình không có gì phàn nàn về túi cấy ngực.

Tuy nhiên, những phát biểu trái ngược sau đó của bà khiến nhiều người cho rằng bà được Dow Corning trả tiền. Bà cũng thừa nhận đã được tặng một khoản nhỏ. Tuy nhiên, sau khi Gerow qua đời vào năm 1993, bà không còn bị ràng buộc bởi cảm giác mang nợ người đã chỉnh sửa đôi tai “xấu xí” cho bà.  

Cuộc chiến giữa ngành công nghiệp thẩm mỹ ngày càng phát triển và những người phản đối vẫn tiếp tục. Dow Corning không còn làm túi cấy ngực, nhưng các nhà sản xuất khác khẳng định những tiến bộ trong kỹ thuật đã tối thiểu hóa nguy cơ nổ vỡ.

Do ảnh hưởng của người nổi tiếng, ngực lớn đã trở thành một kiểu “phụ kiện thời trang”. Theo các chuyên gia trong ngành công nghiệp thẩm mỹ, kích cỡ “lý tưởng” của vòng một đã tăng từ cỡ C trong thời của Jimmie lên cỡ D.

Timmie đã bước vào cuộc phẫu thuật trong trạng thái yếu thế, không an tâm và không hiểu biết đầy đủ, như nhiều phụ nữ theo sau bà. Bà vẫn tin rằng túi cấy ngực của mình an toàn, dù giờ đây vỏ của một túi đã có vết rách nhỏ.

Bà cho biết: “Tôi tự hào về những gì mình đã làm. Tôi tiên phong cho việc cấy túi ngực - điều đã giúp ích cho hàng nghìn phụ nữ”.

Dù thường xuyên phải đối mặt với đau đớn, bà vẫn không dám lấy túi ngực ra. Cân nhắc giữa nguy cơ tử vong khi gây mê (do độ tuổi cao) và những đau đớn đó, bà quyết định sẽ chung sống với hai túi ngực tới khi trút hơi thở cuối cùng.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Đọc thêm

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...

Khuyến cáo đề phòng biến chứng nguy hiểm do bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bác sỹ khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, gầy sút cân thì cần đi tầm soát bệnh lý tuyến giáp sớm tránh dẫn đến tình trạng suy kiệt, biến chứng đến mắt, tim mạch… Đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân basedow mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt cao.

Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước.

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Từ đầu năm 2024 đến nay, một số bệnh như: tay chân miệng, sởi, ho gà… gia tăng số ca mắc. Đặc biệt, cũng trong thời gian này, nước ta ghi nhận ca bệnh mắc cúm A (H9N2) đầu tiên.

Sức khỏe ca nhiễm cúm A/H9 và 15 người tiếp xúc gần

Ngành Y tế Tiền Giang trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ động vật lây sang người.

(PLVN) - Ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Tiền Giang vẫn đang được điều trị, 15 người tiếp xúc gần hiện sức khỏe bình thường. Ngành y tế tỉnh Tiền Giang quyết định công bố kết thúc ổ dịch cúm A/H9N2 trên người tại xã Tân Lý Đông huyện Châu Thành.

Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) -  Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng. Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y rút ngắn thời gian thực hành từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng, quy định cụ thể nội dung thực hành.

Cảnh giác trước nguy cơ bệnh lao trở lại

Ảnh minh họa. (Ảnh: internet).
(PLVN) - Bệnh lao, một trong những loại bệnh “truyền thống”, từng là nỗi sợ hãi, từng bị đẩy lùi. Nhưng mối lo là bệnh lao đã có dấu hiệu trở lại. Hiện có khoảng 40% ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng chưa được phát hiện, cùng với 2% bệnh nhân lao kháng thuốc, là nguyên nhân lây lan chính trong cộng đồng. Gần 30% người dân Việt Nam có tiếp xúc với vi khuẩn lao.