Gặp cát lún có chết như trên phim?

Gặp cát lún có chết như trên phim?
(PLO) - Chết vì cát lún là mô-típ ưa thích của nhiều đạo diễn phim hạng B. Nhưng trong thực tế, có đúng là kẻ cướp hoặc chàng cao bồi không may bị hút xuống, thực sự mất hút trong vùng cát lầy?

Trong nhiều phim thường có cảnh một người đàn ông sảy chân bước vào vùng cát lầy, lún dần, lún dần, hoảng loạn kêu cứu nhưng càng vùng vẫy, càng lún sâu trong cát và cuối cùng anh ta biến mất. Những gì còn lại chỉ là trảng cát giết người hoặc có thể là chiếc mũ của nạn nhân.

Có quá nhiều phim có cảnh cát lún khiến nhân vật nhanh chóng thiệt mạng. Theo con số thống kê của phóng viên Mỹ, trong thập niên 60 của thế kỷ trước, cứ 35 phim thì có 1 phim đưa ra cảnh cát lún. Cảnh này có cả trong những tác phẩm rất nổi tiếng như “Lawrence of Arabia” - một trong những bộ phim được coi là vĩ đại nhất, có ảnh hưởng nhất trong lịch sử điện ảnh, “The Monkees” - phim truyền hình giành 2 giải Emmy năm 1967. 

Tuy nhiên, vẫn thiếu bằng chứng thuyết phục về tình trạng càng giãy giụa, vùng vẫy, nạn nhân càng lún sâu và cuối cùng là chết đuối trong đám bùn cát. Vùng cát lầy thường bao gồm cát hoặc đất sét và muối no nước, thường nằm ở vùng châu thổ sông. Bề mặt trông đặc chắc, nhưng khi người giẫm lên, cát bắt đầu hóa lỏng, nước và cát tách rời nhau, tạo ra một lớp cát ướt được nén chặt. Sự ma sát giữa các hạt cát giảm đi rất nhiều, đồng nghĩa với việc chúng không thể tiếp tục chịu được trọng lượng cơ thể người. Và thế là, người bắt đầu lún xuống. Nhưng có đúng là càng vật lộn, người càng lún sâu hơn và sâu đến mức dẫn tới cái chết?

Khi ở Iran, Daniel Bonn, công tác tại Đại học Amsterdam (Hà Lan), nhìn thấy ven hồ có các biển cảnh báo du khách về sự nguy hiểm của vùng cát lầy. Ông lấy một mẫu nhỏ mang về phóng thí nghiệm, phân tích thành phần đất sét, muối no nước và cát, sau đó tái tạo khu cát lầy để thí nghiệm. Thay vì dùng người thật, ông sử dụng các hạt nhôm có cùng tỷ trọng như một con người. Ông đặt chúng lên trên khu cát lầy rồi giả lập các động tác của một người đang hoảng loạn. Ông rung lắc toàn bộ mô hình thí nghiệm và chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra. Liệu các hạt nhôm sẽ “chết đuối”?

Câu trả lời là “không”. Đầu tiên, chúng lún xuống một ít, nhưng khi cát bắt đầu dần dần trộn lẫn với nước trở lại, sức nổi của hỗn hợp tăng lên và chúng nổi lên phía trên. Bonn và nhóm nghiên cứu của ông đã đặt tất cả các loại vật thể lên khu cát lầy nhân tạo. Nếu các vật thể có tỷ trọng như con người, chúng lún xuống, nhưng không bao giờ chìm hẳn, chỉ chìm nửa đường. Theo kết quả thí nghiệm vật lý, vật thể không lún mãi, không “chết đuối”. 

 

Nhưng trên thực tế đôi lúc vẫn xảy ra một số tai nạn thương tâm, như Nicola Raybone (một phụ nữ Anh 33 tuổi, 2 con) tử nạn vì sụt cát năm 2012 trong khi đi nghỉ ở đảo Antigua trong vùng biển Caribê. Tại sao vậy? Lý do là dù vùng cát lầy không tiếp tục kéo người xuống phía dưới, nhưng nếu không kịp thoát ra, một cơn sóng cao có thể quét qua. Đây là đặc điểm khiến vùng cát lầy có thể trở nên nguy hiểm.

Vì vậy, việc vùng vẫy một mình không khiến người sa vào vùng cát lầy chết đuối, nhưng tốt hơn vẫn cần nhanh chóng thoát ra. Dù vậy, việc tự giải cứu mình, không chờ cứu họ hoặc chờ cát tiếp tục hóa lỏng là một nhiệm vụ bất khả thi. Nghiên cứu của ông Bonn cho thấy, để giải thoát được một chân, cần phải cung cấp một lực 100.000 newton – tương đương sức mạnh dùng để nhấc một chiếc xe hơi cỡ trung bình.

Trong phòng thí nghiệm, nhóm của ông Bonn nhận thấy, muối là thành phần quan trọng vì nó tăng độ bất ổn định của vùng cát lầy, dẫn tới việc hình thành các khu vực nguy hiểm gồm trầm tích dày. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu khác đến từ Thụy Sĩ và Brazil phát hiện ra một loại vùng cát lầy không có muối.

Họ thử nghiệm các mẫu lấy từ bờ của một vùng hồ rộng lớn ở đông bắc Brazil và nhận thấy, vi khuẩn tạo ra một vỏ cứng trên bề mặt đất cát, tạo ra cảm giác bề mặt vững chắc, ổn định, nhưng khi người bước lên, bề mặt sụp xuống. Tuy nhiên, tin tốt là các vùng cát lầy kiểu này rất hiếm khi sâu hơn chiều cao của người. Nếu ai đó vô tình mắc kẹt trong vùng sụt lún, họ sẽ không bị lún ngập đầu, không bị chết đuối.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.