Gần 9.000 người ở Quảng Bình mắc sốt xuất huyết

Bệnh nhân SXH đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện.
Bệnh nhân SXH đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đang mùa cao điểm dịch sốt xuất huyết (SXH), số mắc mới trong ngày tại Quảng Bình vẫn đang ở mức khá cao. Vì thế, ngành y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình, sáng 9/12, toàn tỉnh ghi nhận thêm 93 ca mắc SXH, nâng tổng số ca mắc SXH toàn tỉnh từ đầu năm đến nay lên 8.767 ca, 1 trường hợp tử vong. Dự báo tình hình SXH trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp, ít nhất phải đến hết tháng 12/2022 mới có xu hướng giảm.

CDC Quảng Bình đã thực hiện nhiều biện pháp chủ động nhằm phòng, chống dịch SXH.

CDC Quảng Bình đã thực hiện nhiều biện pháp chủ động nhằm phòng, chống dịch SXH.

Cụ thể 93 ca mắc mới trong sáng nay tập trung nhiều nhất ở Bố Trạch 24 ca; Đồng Hới 21 ca; Lệ Thủy 18 ca; Quảng Ninh 9 ca; Ba Đồn 8 ca; Quảng Trạch 7 ca; Tuyên Hóa 4 ca; Minh Hóa 2 ca.

Theo bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc CDC Quảng Bình; chống dịch SXH không đơn giản vì phụ thuộc rất nhiều yếu tố, mà ngành y tế chỉ là một khâu trong chuỗi chống dịch, vì nếu người dân không ủng hộ, chính quyền không vào cuộc thì ngành y tế không làm được.

Người dân cần vệ sinh môi trường sống thường xuyên, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa..., để hạn chế môi trường sinh sản của muỗi SXH.

Người dân cần vệ sinh môi trường sống thường xuyên, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa..., để hạn chế môi trường sinh sản của muỗi SXH.

Vì thực tế, ngành y tế không đủ nhân lực để đi từng ngõ, gõ từng nhà để đổ từng dụng cụ chứa nước. Muốn dập dịch SXH là phải giải quyết được muỗi truyền bệnh SXH, nếu muỗi không có chỗ sinh sản, sẽ không còn nguồn lây.

Còn phun hóa chất chỉ là phần ngọn của chống dịch, vì quan điểm và khẩu hiệu của chống dịch SXH vẫn là “không có loăng quăng bọ gậy - không có dịch SXH”. Muốn làm được việc này rất cần cả hệ thống chính trị vào cuộc và đặc biệt là cả cộng đồng dân cư đồng thuận. Chỉ cần trong một ngày, mỗi người trong gia đình dành 2 - 3 phút để kiểm tra xem trong nhà, khuôn viên nhà mình có dụng cụ chứa nước nào mà không dùng thì lật úp lại, làm như thế sẽ không có chỗ cho muỗi sinh sản, sẽ tự hết dịch SXH.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, mỗi người trong gia đình nên dành 2 đến 3 phút để kiểm tra xem trong nhà, khuôn viên nhà mình có dụng cụ chứa nước nào mà không dùng thì lật úp lại.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, mỗi người trong gia đình nên dành 2 đến 3 phút để kiểm tra xem trong nhà, khuôn viên nhà mình có dụng cụ chứa nước nào mà không dùng thì lật úp lại.

CDC Quảng Bình khuyến cáo, bệnh SXH đến nay chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Theo đó, đối với các khu vực người dân có thói quen trữ nước mưa thì phải đậy kín dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng được; súc rửa các dụng cụ chứa nước thường xuyên, thả cá diệt lăng quăng trong các bể nước. Thu gom, xử lý, tiêu hủy các vật dụng phế thải, chai lọ để không chứa nước, muỗi không vào đẻ trứng được…

Muốn chống dịch SXH thành công, cần cả hệ thống chính trị vào cuộc và đặc biệt là cả cộng đồng dân cư đồng thuận.

Muốn chống dịch SXH thành công, cần cả hệ thống chính trị vào cuộc và đặc biệt là cả cộng đồng dân cư đồng thuận.

Sắp xếp quần áo gọn gàng, ngăn nắp, cho vào tủ hoặc sử dụng tấm bạt phủ kín sào quần áo treo trong nhà. Nhà cửa phải thông thoáng; sử dụng nhang xua muỗi, các vợt bắt muỗi hoặc các chai hóa chất được bán trên thị trường có kiểm định; trẻ em mặc quần áo dài khi chơi đùa vào sáng sớm hoặc chiều tối, ngủ mùng.

Người dân cùng nâng cao ý thức, góp phần vào việc phòng chống dịch Sốt xuất huyết không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn cho cả cộng đồng.

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.