Gần 440 F0 ở Hà Nội đang điều trị tại nhà, lượng bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch tăng

Gần 440 F0 ở Hà Nội đang điều trị tại nhà, lượng bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch tăng
0:00 / 0:00
0:00
Lượng F0 tăng rất nhanh trong 1 tuần gần đây ở Hà Nội khiến số bệnh nhân mức độ trung bình, nặng/nguy kịch cũng tăng lên. Hiện có 124 ca diễn biến nặng, nguy kịch, cao hơn 57% so với trung bình 7 ngày trước.

Từ 10/11 đến nay, Hà Nội ghi nhận 14.405 ca mắc (trung bình 232,32 ca/ngày), trong đó 5.370 ngoài cộng đồng (chiếm 37,28%). Trong 1 tuần gần đây (từ 6/12), Hà Nội ghi nhận gần 5.300 ca mắc COVID-19 mới, trung bình gần 750 ca/ngày.

Tới hết ngày 12/12, có 9.017 trường hợp F0 ở Hà Nội đang được điều trị, trong đó có 6.084 F0 được điều trị tại các bệnh viện, cơ sở thu dung điều trị; 2.495 bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ điều trị tại các trạm y tế lưu động; 438 F0 điều trị tại nhà.

Cụ thể, 2 bệnh viện của Trung ương là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội điều trị 257 bệnh nhân. 28 bệnh viện của Hà Nội điều trị cho 1.963 bệnh nhân.

Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Thạch Thảo/Zing.

Cơ sở thu dung điều trị thành phố tiếp nhận điều trị cho 3.864 người, trong đó cơ sở ký túc xá Phenikaa (540), cơ sở điều trị Đền Lừ III (844), cơ sở điều trị Thượng Thanh (718), cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp (1.762).

Theo thống kê về tình hình điều trị COVID-19 của Bộ Y tế cập nhật tới tối 12/12, đại đa số các bệnh nhân COVID-19 ở Hà Nội không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

Số mắc COVID-19 mới ở Hà Nội từ ngày 6/12 đến nay tăng liên tục, trung bình mỗi ngày gần 750 ca.

Tuy nhiên lượng F0 ở Hà Nội tăng trong 1 tuần gần đây, khiến số bệnh nhân mức độ trung bình, nặng/nguy kịch cũng tăng lên.

Theo thống kê của Bộ Y tế, gần 1.100 bệnh nhân có triệu chứng mức độ trung bình (tăng 27% so với trung bình 7 ngày trước), trong đó có 124 ca nặng/ nguy kịch (cao hơn gần 30 ca so với thống kê cách đây 3 ngày, cao hơn 57% so với trung bình 7 ngày trước), có 9 ca phải thở máy xâm lấn và không ca nào phải lọc máu hay can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo). Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 điều trị tại Hà Nội là 0,3%.

Hôm 5/12, Hà Nội có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị Bộ cho ý kiến về việc sử dụng kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên để xác định tình trạng khỏi bệnh và cho ra viện. Hồi đáp Hà Nội, ngày 12/12, Bộ Y tế cho biết với người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi thời gian cách ly, điều trị đủ 10 ngày.

Ngoài ra, ca bệnh có kết quả test nhanh âm tính do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch hoặc Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.

F0 nếu có một trong 8 dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế

Theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế Hà Nội về quản lý, điều trị và chăm sóc F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà, F0 nếu có các dấu hiệu sau cần báo ngay với nhân viên y tế:

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

- Nhịp thở tăng: Người lớn nhịp thở >21 lần/phút; Trẻ từ đến dưới 5 tuổi nhịp thở: ≥40 lần/phút; Trẻ từ 5- dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút.

- SpO2 < 96%; mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút; Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg.

- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

- Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

- Không thể uống. Trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn.

- Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...

Nếu có những triệu chứng đơn giản, người bệnh hãy xử trí như sau

Nếu sốt, đối với người lớn: Trên 38,5°C hoặc đau đầu, đau người nhiều thì uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

Đối với trẻ em: Trên 38,5°C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để xử lý.

Ngoài ra, nếu người bệnh họ có thể dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ hoặc có thể dùng thêm vitamin theo đơn thuốc của bác sĩ.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.