F0 ở TP HCM muốn cách ly tại nhà thời điểm này cần đáp ứng những điều kiện gì?

F0 ở TP HCM muốn cách ly tại nhà thời điểm này cần đáp ứng những điều kiện gì?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ, tuổi từ 1-50, không có bệnh nền, không đang mang thai, không béo phì, trong gia đình không có người thuộc nhóm nguy cơ... có thể cách ly tại nhà.

Sở Y tế TP HCM hôm nay, 23/11, ban hành Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà phiên bản mới cho người F0 (Hướng dẫn). Theo Hướng dẫn, đối tượng quản lý tại nhà là người mắc COVID-19 (F0) mới, người có kết quả xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính, đủ điều kiện cách ly tại nhà.

Điều kiện để cách ly tại nhà, F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không suy hô hấp: SpO2 > 96% khi thở khí trời, nhịp thở ≤ 20 lần/phút); độ tuổi từ 1-50, không có bệnh nền, không đang mang thai, không béo phì.

Nếu F0 có bệnh nền ổn định, bảo đảm tiêm đủ 2 mũi hoặc sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên; F0 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh...), biết cách do thân nhiệt, có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu, cũng có thể xem xét được cách ly tại nhà.

Trường hợp F0 là trẻ em hoặc người không tự chăm sóc cá nhân được thì cần phải có người hỗ trợ chăm sóc.

F0) được cách ly tại nhà khi trong gia đình không có người thuộc nhóm nguy cơ như người cao tuổi, mắc bệnh nền, béo phì, có thai.

Cũng theo Hướng dẫn, trong vòng 24 giờ sau khi nhận được danh sách F0, Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà được phân công quản lý F0 phải tiếp cận F0 hoặc gia đình F0 để đánh giá các điều kiện cách ly tại nhà. Phát tờ rơi hướng dẫn những điều cần tuân thủ; tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe F0 tại nhà; cấp phát thuốc điều trị COVID-19 theo quy định.

F0 cách ly tại nhà cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết: nhiệt kế, thiết bị đo SpO2, máy đo huyết áp (nếu có); khẩu trang y tế; phương tiện vệ sinh; dung dịch nước muối sinh lý để súc họng, rửa mũi; vật dụng cá nhân; thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy. Chuẩn bị thuốc điều trị tại nhà gồm: thuốc điều trị COVID-19 tại nhà do Cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà cấp phát; thuốc dạng điều trị bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo dường, tim mạch, hen phế quản...) đủ sử dụng trong 1 tháng.

F0 cần giữ tâm lý luôn thoải mái, không bi quan. Khi gặp khó khăn, liên hệ nhân viên y tế để được tư vấn từ xa; tự theo dõi sức khỏe, đo thân nhiệt, đếm nhịp thở, đo SpO2), (nếu đo được) ít nhất hai lần một ngày, hoặc khi cảm thấy mệt, khó thở; mang khẩu trang liên tục, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên; rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý; thường xuyên tập thở, vận động nâng cao sức khỏe; uống đủ nước hoặc nhiều hơn nếu sốt, tiêu chảy; không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường trái cây tươi, rau xanh; khai bảo y tế mỗi ngày ít nhất 1 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Y tế HCM" hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe…

F0 không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly; không sử dụng chung vật dụng với người khác; không ăn uống cùng với người khác; không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi. Trường hợp cần có người chăm sóc, người chăm sóc phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.

F0 hoặc người chăm sóc cần báo ngay cho cơ sở đang quản lý người mắc COVID-19 tại nhà nếu có một trong các dấu hiệu: khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường (thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít hít vào); nhịp thở tăng > 21 lần/phút đối với người lớn, ≥ 40 lần/phút đối với trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi; 230 lần/phút đối với trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO2)<90% (nếu đo được); mạch nhanh >120 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút.

Bên cạnh đó, cần báo ngay cơ sở y tế khi F0 bị huyết áp thấp (huyết áp tối đa <90 mmgHg, huyết áp tối thiểu <60 mmHg (nếu đo được)); đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức (lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt, mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật); tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân; không thể uống; trẻ sốt trên 38°C, đau rát họng, ho, tiêu chảy, trẻ mệt, không chịu chơi, tức ngực, cảm giác khó thở, SpO2 <96% (nếu đo được), ăn bú kém...

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.