Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Thủ tướng yêu cầu EVN bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống Nhân dân. (Nguồn ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Thủ tướng yêu cầu EVN bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống Nhân dân. (Nguồn ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Cuối tuần qua, chủ trì làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những thành tích, đóng góp của tập thể lãnh đạo, cán bộ, người lao động EVN trong 70 năm qua đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, ghi nhận, cảm ơn những kết quả đáng khích lệ, những đóng góp của EVN vào thành tựu, kết quả chung của cả nước năm 2023.

Chỉ rõ một số khó khăn, thách thức, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cả trong thành công và hạn chế, Thủ tướng nhấn mạnh 3 mục tiêu thời gian tới là dứt khoát không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào; quản lý, điều hành ngành điện, nhất là giá cả theo quy luật thị trường nhưng có chính sách với các đối tượng an sinh xã hội; tái cấu trúc Tập đoàn theo quy luật thị trường, cân đối được tài chính..., chú trọng phát triển những lĩnh vực mới nổi, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.

Về nhiệm vụ, công việc cụ thể, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch đề ra cho năm 2024. Trong đó, cần chủ động, làm tốt công tác dự báo nhu cầu điện, khai thác hiệu quả các nguồn điện bảo đảm cung ứng điện, tối ưu, đúng quy định; phải rút kinh nghiệm sự cố năm 2023, không được để lúc cao điểm nắng nóng lại xảy ra sự cố nhiều nhất. Phấn đấu hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối chậm nhất vào tháng 6/2024.

Thủ tướng cũng yêu cầu EVN phải tập trung hoàn thiện xây dựng và thực hiện tốt chiến lược trung và dài hạn về phát triển về năng lượng, chiến lược, kế hoạch phát triển điện lực phù hợp với xu thế mới; không để lãng phí nguồn năng lượng mặt trời và gió. Tái cấu trúc Tập đoàn theo hướng quản trị hiện đại, khoa học, thông minh; cơ cấu lại tài chính, bảo đảm cân bằng tài chính, cân đối các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Tập đoàn phải tiên phong trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, triển khai hiệu quả chuyển đổi số, tham gia sâu hơn nữa vào phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp năng lượng mới.

Về các kiến nghị, Thủ tướng hoan nghênh đề xuất cho phép và giao EVN cùng các tập đoàn kinh tế chủ chốt khác triển khai đầu tư các dự án điện lớn, quan trọng, theo hướng trọng tâm, trọng điểm và trên cơ sở quy hoạch, làm bài bản. Thủ tướng cũng cho ý kiến với các đề xuất liên quan sửa đổi Quyết định 24/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và Quyết định 28/QĐ-TTg về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ đúng quy định về các cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu...

Đọc thêm

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.

Công nghệ số là vấn đề sống còn của báo chí

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Nguyễn Đức Lợi. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Thực tiễn cho thấy công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên, mạnh mẽ và sâu rộng tới lĩnh vực báo chí, truyền thông. Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí.

Nhà máy Z114 nâng cao tiềm lực sản xuất vũ khí

Lãnh đạo Tổng cục CNQP và Đoàn công tác kiểm tra, xem xét một số sản phẩm quốc phòng trưng bày do Z114 sản xuất. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Quán triệt Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP) đến 2030 và những năm tiếp theo, Nhà máy Z114 (tên giao dịch là Cty TNHH Một thành viên Cơ khí - Hóa chất 14, thuộc Tổng cục CNQP) phấn đấu trở thành đơn vị nòng cốt của cụm CNQP miền Nam.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ xát thực tế

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà phát biểu tham luận tại Hội thảo Thương mại quốc tế trong bối cảnh mới: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) -  Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ xát thực tế.

Bảo đảm “đúng vai, đúng thẩm quyền” trong xây dựng pháp luật

Hình ảnh Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh trong bài: Quochoi.vn).
(PLVN) -  Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, hệ thống pháp luật của chúng ta đã cơ bản đồng bộ, hoàn thiện và đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn mới, tư duy xây dựng pháp luật cần phải có sự đổi mới có tính bứt phá để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Chủ tịch nước Lương Cường: Phụ nữ Việt Nam tiếp tục làm rạng danh đất Việt

Chủ tịch nước Lương Cường: Phụ nữ Việt Nam tiếp tục làm rạng danh đất Việt
Chiều 6/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu phụ nữ cao tuổi tiêu biểu đại diện cho trên 9 triệu phụ nữ cao tuổi toàn quốc trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc do Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức lựa chọn, tôn vinh.