Đường sắt Việt Nam đang quản lý 9,4 triệu m2 đất: Bất ngờ đề xuất “nâng cấp” nhà ga thành siêu thị, văn phòng cho thuê

Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Đường sắt Việt Nam. (Hình: Phan Trang/baochinhphu.vn)
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Đường sắt Việt Nam. (Hình: Phan Trang/baochinhphu.vn)
(PLVN) - Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đang quản lý 297 nhà ga. Phần lớn trong số này là nhà ga, kho ga cấp IV, tiêu chuẩn kỹ thuật rất thấp. Tổng diện tích đất nhà ga, khu ga lên tới 9,4 triệu m2, trong đó có trên 10 khu ga nằm tại những vị trí đắc địa của các TP, đô thị lớn... 

Mới đây, trả lời báo chí, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên ĐSVN cho biết đã kiến nghị được chủ động đầu tư hoặc hợp tác đầu tư xây mới, nâng cấp nhà ga thành các khu trung tâm phức hợp hiện đại

“Nghèo khổ” dù được quản lý nhiều “đất vàng”

ĐSVN hiện quản lý tới 220 công trình kiến trúc đã quá niên hạn sử dụng, với hơn 45 nghìn m2, trong đó 25 công trình được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Về hệ thống kho ga, bãi hàng, hiện cũng có hơn 38,5 nghìn m2, chủ yếu đã đầu tư từ nhiều năm trước.

Từ 2011-2019, kinh phí nâng cấp, cải tạo tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt (KCHTĐS) bình quân khoảng 1.022 tỷ đồng/năm, chiếm 2,34% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho ngành giao thông vận tải.

Bình quân hàng năm duyệt chi cho bảo trì nhà ga khoảng 50 tỷ. Theo ông Minh: “Số kinh phí này chia đều cho 297 nhà ga thì quét vôi ve cũng không đủ. Có năm còn thấp hơn, như năm 2018 chỉ được cấp 37 tỷ đồng.

Một số công trình tại các nhà ga để phục vụ hành khách như: Mái che, ke ga, chỉnh tu, sửa sang kiến trúc… phải lấy từ kinh phí sửa chữa định kỳ và vẫn trong nguồn vốn cấp cho bảo trì hạ tầng hàng năm, nghĩa là vẫn phải “giật gấu vá vai”.

Hiện ĐSVN có muốn bỏ tiền đầu tư cũng không được vì cho đến nay, cơ chế, chính sách về khai thác, kinh doanh tài sản KCHTĐS đều không có cơ chế cho phép ĐSVN được trực tiếp đầu tư hoặc hợp tác với các doanh nghiệp khác đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo khối tài sản này. Hiện số tiền kinh doanh cho thuê tài sản KCHTĐS khoảng 100 tỷ đồng/năm.

Nói rõ hơn về việc “muốn bỏ tiền đầu tư cũng không được”, ông Minh cho biết tài sản KCHTĐS quốc gia do Nhà nước đầu tư bao gồm cả đất gắn với tài sản KCHTĐS được chia thành hai loại: Tài sản KCHTĐS quốc gia trực tiếp liên quan đến chạy tàu và tài sản KCHTĐS quốc gia không trực tiếp liên quan đến chạy tàu.

Hiện toàn bộ tài sản KCHTĐS quốc gia đều được giao ĐSVN quản lý, sử dụng. Tuy nhiên Nhà nước chỉ giao tài sản KCHTĐS mà không giao vốn, dẫn đến việc doanh nghiệp trực tiếp quản lý, khai thác, kinh doanh nhưng không được sở hữu tài sản. Do đó ĐSVN không được dùng tiền của doanh nghiệp để cải tạo, nâng cấp, sửa chữa tài sản đó phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu có sử dụng thì cũng không được hạch toán.

Đề xuất của ĐSVN

Từ thực tế trên, ông Minh cho biết mới đây ĐSVN đã có kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao phần tài sản KCHTĐS quốc gia do Nhà nước đầu tư gồm toàn bộ 297 nhà ga, kho hàng, bãi hàng, nhà cung cầu, cung đường và toàn bộ tuyến Đà Lạt - Trại Mát giao cho ĐSVN theo hình thức tăng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Ông Minh cho rằng: “Khi đó, các tài sản này do ĐSVN đứng tên sở hữu và có thể chủ động đầu tư hoặc hợp tác đầu tư để xây mới, nâng cấp nhà ga thành các khu trung tâm phức hợp hiện đại. Ngoài công năng chính là phục vụ vận tải như: Phòng đợi, bãi hàng, kho... sẽ có các chức năng thương mại khác như: Siêu thị, cho thuê văn phòng”.

Ông Minh cho rằng nếu khu ga Hà Nội được phép cho thuê hạ tầng, sẽ thu được khoảng 1.000 tỷ đồng/năm.
 Ông Minh cho rằng nếu khu ga Hà Nội được phép cho thuê hạ tầng, sẽ thu được khoảng 1.000 tỷ đồng/năm.  

Vẫn lời ông Minh: “Như vậy, chất lượng hạ tầng và nhà ga, kho bãi đều sẽ tăng đều cả với hàng hoá và hành khách… Hiện tổng giá trị các khu ga này trên sổ sách chỉ còn hơn 147 tỷ. Nếu giao cho ĐSVN sẽ phải định giá lại, khi đó giá trị sẽ lên khoảng 500 tỷ”.  

Ông Minh cho rằng: “Ví dụ, sau nâng cấp, khu ga Hà Nội được phép cho thuê hạ tầng, sẽ thu được khoảng 1.000 tỷ đồng/năm, TP Hà Nội sẽ thu được khoảng 100 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng, Nhà nước thu được 200 tỷ đồng tiền cho thuê hạ tầng, mà cụ thể là thuê đất, còn doanh nghiệp có 700 tỷ đồng để chi phí.

Với doanh thu có được từ cho thuê hạ tầng ga, ĐSVN sẽ lấy từ nguồn thu này để chi cho các chi phí điều hành, nuôi bộ máy tổ chức, phục vụ chạy tàu, từ quản lý đến lao động trực tiếp và chi cho bảo trì nhà ga, tái đầu tư; thay vì thu phí điều hành giao thông đường sắt từ các công ty vận tải như hiện nay. Các công ty vận tải sẽ không phải trả phí điều hành giao thông, hoặc nếu có cũng sẽ ít hơn, từ đó có cơ hội giảm giá vé, giảm giá cước và mới cạnh tranh được với các phương tiện khác”.

Ông Minh cũng cho rằng: “Nếu được giao, chúng tôi đảm bảo thực hiện ưu tiên hàng đầu vẫn là phục vụ cho tổ chức chạy tàu, phục vụ vận tải, còn lại mới là khu thương mại. Đất khu ga là đất thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt, kết cấu hạ tầng giao thông, nghĩa là theo luật, không bao giờ được phép chuyển đổi thành đất nhà ở hay đất thương mại, chỉ có thể khai thác để nâng cao giá trị gia tăng của tài sản. Nhà đầu tư chỉ có tài sản trên đất và được khai thác trong bao nhiêu năm, sau đó phải trả lại Nhà nước”.

Trước những ý kiến trên của ĐSVN, nhiều chuyên gia cho rằng đề xuất này cần phải xem xét. Câu chuyện quản lý, sử dụng đất công không đơn giản như vậy. Nếu chuyển đổi một cách “ngẫu hứng”, không theo quy định pháp luật, không theo quy hoạch, thì sẽ có thể dẫn đến những hệ lụy vô cùng lớn sau này. PLVN sẽ tiếp tục phản ánh trong các số báo sau. 

Đọc thêm

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'
(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.