Đừng để phạm tội do “thờ ơ với pháp luật”

Đa số các ý kiến đề nghị Nhà nước phải tăng cường cả về nhân lực, phương tiện, thiết bị cho các cơ quan tư pháp, đặc biệt lực lượng phòng chống tội phạm. Để đối phó với các thủ đoạn tội phạm ngày càng tinh vi, lực lượng làm công tác chống phải tăng cường năng lực, trình độ của mình...

Hôm qua (26/10), Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Hội trường về các báo cáo về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác thi hành án và công tác đặc xá.

Phòng ngừa phải từ ý thức

Thảo luận về các báo cáo công tác nêu trên, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐB) lo lắng về những bất ổn trong tình hình an ninh trật tự thời gian qua, đặc biệt là sự gia tăng tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên. ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đề xuất cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, để hạn chế tối đa tình trạng phạm tội do thiếu hiểu biết hoặc thờ ơ với pháp luật. ĐB Khá cũng nhất trí với một số ý kiến thảo luận trước đó đề nghị sửa đổi Bộ luật Hình sự (BLHS), tăng hình phạt đối với tội phạm vị thành niên. ĐB Phạm Thị Hồng Toại (Bạc Liêu) đề nghị cần đánh giá khách quan, đầy đủ hơn về công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là các phong trào phòng chống tội phạm, xây dựng khu dân cư văn hóa ở cơ sở. “Phòng ngừa tội phạm trước hết phải từ ý thức”, ĐB nhấn mạnh.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
ĐB Trương Thái Hiền (Kiên Giang) sau khi nêu bật vai trò của hòa giải cơ sở trong giải quyết các tranh chấp của ngành Tòa án đã đề nghị: “Mặt trật tổ quốc các cấp cần phối hợp với các đoàn thể địa phương làm tốt công tác hòa giải cơ sở, để hạn chế lượng việc dồn đến Tòa án”

Đại biểu Trịnh Xuyên (Thanh Hóa) cho rằng, báo cáo công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm của Chính phủ tuy đã đề cập đầy đủ nhưng vẫn còn nhiều mặt chưa được làm rõ. “Cần huy động sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể nhân dân. Công tác tuyên truyền chưa có chiều sâu khiến nhiều người vẫn vi phạm. Sức mạnh của hệ thống chính quyền chưa ổn, có nhiều vụ việc xảy ra ngay trên địa bàn mà chính quyền không biết. Sức tấn công tội phạm của các lực lượng chức năng chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa tội phạm”, ĐB này nói

Đầu tư cho con người phải được ưu tiên

Về những bất cập trong chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức cơ sở, ĐB Huỳnh Văn Tịnh (Tiền Giang) phân tích: Cơ sở hiện còn tồn tại nhiều vấn đề như kinh phí mỏng, phối hợp chưa tốt, nhất là phong trào bảo vệ an ninh chưa thường xuyên, liên tục. ĐB Tịnh đề nghị: “Cần phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng công an cơ sở, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, có cơ chế bảo vệ người tố giác tội phạm, người thi hành công vụ”. ĐB Lưu Thị Huyền (Ninh Bình) bổ sung: Phải nhân rộng các mô hình điểm trong phong trào bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở, nâng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm.

Phân tích những bất hợp lý trong công tác xét xử hiện nay, ĐB Trương Thái Hiền nhấn mạnh đến nguồn nhân lực của ngành Tòa án. Theo ĐB này, mỗi tháng một thẩm phán xét xử tới 7 vụ, như vậy là nhiều. Bên cạnh đó, chế độ cho thẩm phán hiện chưa hợp lý; Công tác đào tạo thì lực lượng trẻ không đủ lấp chỗ trống những người nghỉ hưu, cơ chế thu hút nguồn nhân lực cho ngành còn nhiều hạn chế; Chế độ cho hội thẩm nhân dân chưa được cải thiện.

Thảo luận tại hội trường, đa số các ý kiến đề nghị Nhà nước phải tăng cường cả về nhân lực, phương tiện, thiết bị cho các cơ quan tư pháp, đặc biệt lực lượng phòng chống tội phạm. Để đối phó với các thủ đoạn tội phạm ngày càng tinh vi, lực lượng làm công tác chống phải tăng cường năng lực, trình độ của mình.

Bình An

Phó Chánh án TANDTC, Chánh án Tòa án Quân sự TW Trần Văn Độ:
Tăng biên chế cũng không đủ sức

Đây là năm đầu tiên số vụ án mà ngành Tòa án giải quyết vượt quá 300 ngàn vụ, nghĩa là tăng thêm khoảng 60 ngàn vụ nhưng biên chế vẫn như cũ nên đây là vấn đề rất khó cho ngành Tòa án. Án tăng, các cơ quan pháp luật cũng phải tăng biến chế, nhưng tăng mà cũng không đủ sức vậy thì chúng ta phải xem cơ chế xã hội thế nào mà tự dưng vi phạm pháp luật tăng lên mức ấy. Ngoài hoàn thiện pháp luật phải kết hợp nhiều chính sách, giải pháp khác để tội phạm không tăng, chứ còn tăng lên đuổi theo để xử thì mệt lắm.

Vậy theo ông cái gốc phải xử lý của vấn đề là gì?

Chúng ta phải xác định lại cơ chế quản lý xã hội, đặc biệt là các chính sách như chống tham nhũng, quản lý đất đai để không tạo kẽ hở, tăng cường đời sống người dân, tránh bất công…Tất nhiên phát hiện, điều tra, xử lý là quan trọng nhưng không nên vì thế mà làm lệch hướng toàn bộ chính sách phòng ngừa của chúng ta, phòng ngừa xã hội.

Nhiều ĐB cho rằng chế độ đối với thẩm phán hiện quá thấp, theo ông đây có phải là nguyên nhân nảy sinh tiêu cực?

Tiêu cực thì có nhiều nguyên nhân nhưng phải nói là bậc lương hiện quá thấp, các chính sách ưu đãi cũng vậy. Hiện chỉ có một số đối tượng có chế độ dưỡng liêm, còn bộ phận lớn không có. Trong bối cảnh hiện nay, ngành nào cũng đòi tăng chế độ thì cũng khó, nhưng với ngành Tòa án thì cần sự quan tâm bởi nghề này có những đặc thù, mỗi bản án tuyên là quyết định số phận pháp lý của từng con người, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi các bên.

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Tăng lương –nặng ngân sách cũng phải chấp nhận


Việc công bố lương tối thiểu theo vùng là hợp lý, vì các vùng cũng có sự cách biệt nhất định chứ không thể nào nông thôn đồng bằng là như nhau. Trong Bộ luật Lao động sửa đổi lần này cũng quy định việc nhà nước sẽ công bố lương tối thiểu vùng và chia ra khoảng 2 -3 vùng. Chúng tôi đang khuyến khích công bố lương tối thiểu ngành vì thực ra đa số chúng ta chỉ rơi vào ngành yếu thế; đặc biệt ngành sử dụng nhiều lao động lương thấp như da giầy, dệt may…Còn khu vực sử dụng lao động công nghệ kỹ thuật cao người ta lương cao, không cần đến công bố lương tối thiểu của Chính phủ.

Vấn đề là tăng lương sẽ tăng gánh nặng cho ngân sách?

Tôi nghĩ gánh nặng ngân sách phải chấp nhận, vì cán bộ công chức người lao động phải có lương tối thiểu để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu và người ta mới có thể lao động được. Kể cả doanh nghiệp cũng vậy, nếu doanh nghiệp có hàng ngàn lao động người ta cũng chịu áp lực khi mà chúng ta công bố lương tối thiểu sớm hơn thời hạn nhưng cũng phải chấp nhận và phải có vận động khuyến khích để giải quyết vấn đề này, bởi người lao động và công chức mà mức lương không thể đáp ứng được cuộc sống tối thiểu của mình thì rất khó khăn.

Tới đây, cán bộ nghỉ hưu sẽ được tăng lương thế nào?

Năm sau Luật Bảo hiểm xã hội cũng sẽ sửa đổi, chính sách quan trọng nhất trong Luật này là chính sách hưu trí mà chính sách hưu trí sửa đổi sẽ mang tính chất dài hạn hơn đồng bộ hơn. Cần xem xét lại chính sách sẽ xem hưu trí bởi nó là trụ cột an sinh xã hội để người lao động đến một độ tuổi nào đó không còn lao động được nữa phải có thu nhập bù đắp để sống ổn định. 

H.A (ghi)

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...