Đừng để nỗi đau theo trẻ suốt đời!

 

Sau những vụ trẻ em bị xâm phạm, lạm dụng tình dục thủ phạm bị xử lý, nhưng còn một vấn đề rất quan trọng lại ít được chú tâm đến, đó là giáo dục kĩ năng phòng tránh, ứng phó với xâm hại tình dục, và đặc biệt quan trọng là điều trị chấn thương tâm lý sau khi sự việc xảy ra.
 
Sau những vụ trẻ em bị xâm phạm, lạm dụng tình dục thủ phạm bị xử lý, nhưng còn một vấn đề rất quan trọng lại ít được chú tâm đến, đó là giáo dục kĩ năng phòng tránh, ứng phó với xâm hại tình dục, và đặc biệt quan trọng là điều trị chấn thương tâm lý sau khi sự việc xảy ra. 
Một bé gái đang chờ ngày sinh sau một vụ bị xâm hại
Bé gái đang chờ ngày sinh sau một vụ bị xâm hại
Âm thầm chịu đựng
Có một điểm chung dễ nhận thấy trong một loạt các vụ xâm hại tình dục trẻ em và trẻ vị thành niên gây chấn động xã hội gần đây, đó là thủ phạm đều là những người thân cận với nạn nhân và vụ việc chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. 
Trong tất cả các trường hợp, các em đều rơi vào tình trạng lo sợ nơm nớp, khổ sở, đau đớn trong một thời gian dài nhưng không dám thổ lộ vì bị kẻ bệnh họan hăm dọa, khống chế. Có trường hợp các em còn rất bé, chỉ có cảm giác đau và sợ hãi, không hiểu chuyện gì đang xảy ra cho mình. Cá biệt hơn, nhiều vụ việc các em không phải bị cưỡng ép mà bị dụ dỗ, lợi dụng xuất phát từ tâm lý yêu thương, thần tượng đối phương, mà cụ thể là những người thầy mà các em từng hết sức kính yêu. 
Như vụ việc gần đây ở Bình Phước, cha mẹ em Nguyễn Thị Thanh T, học lớp 9 vô cùng đau khổ và bàng hoàng khi phát hiện ra những tin nhắn đầy tình cảm và cả… tình dục giữa con mình và thầy giáo Phó trưởng bộ môn toán đang được gia đình tin tưởng nhờ dạy kèm em.
Có thể nhận thấy, phần nhiều trong các vụ xâm hại trên, các em đều thuộc vào những gia đình lao động hay buôn bán, bận rộn, không có sự gần gũi, quan tâm đến sự thay đổi tâm sinh lý nơi trẻ. 
Tuy nhiên, cũng có những nạn nhân mà cha mẹ các em là những người có học thức, địa vị, nhưng ngoài chăm lo về vật chất, chuyện học hành thì khâu giáo dục giới tính, rèn luyện kĩ năng phòng tránh, ứng phó với nguy cơ bị lạm dụng tình dục hầu như chưa hề được nghĩ đến. 
Để rồi, khi chuyện xấu xảy ra, phản ứng chung của các em đều là hoang mang, lo sợ, giấu diếm vì bị hăm dọa và có cả tâm lý mặc cảm, tủi nhục, khiến trẻ không chọn người thân để cầu cứu. Trong tất cả các vụ việc, hầu như tội ác chỉ vở lỡ khi có hậu qủa nặng nề xảy ra như các em có thai, viêm nhiễm trầm trọng đường sinh dục... 
Trường hợp cháu H.T.T sinh năm 1999 ở Gò Vấp, cháu chỉ dám thổ lộ với cha mẹ sau khi kẻ xâm hại cháu suốt 10 năm là người hàng xóm chuyển nhà đi nơi khác.
"Bỏ quên" điều trị tâm lý
Khi việc xâm phạm tình dục xảy ra, đa phần gia đình và cơ quan hữu quan chỉ dừng lại ở khía cạnh thể chất và pháp lý của vấn đề, có nghĩa là điều trị vết thương trên cơ thể do bị xâm hại, đem thủ phạm ra xử lý, nhưng một thương tổn khác hầu như chưa được để tâm và điều trị, đó là tổn thương về mặt tâm lý.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Công, Trưởng khoa Tâm thần Nhi, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, tác động tiêu cực của xâm hại tình dục trẻ em có thể ảnh hưởng đến các nạn nhân trong nhiều năm tới tuổi trưởng thành hoặc suốt đời. Chính vì vậy, các chuyên gia tâm lý cũng như bác sĩ chuyên khoa tâm thấn thường lưu ý các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm đến các biểu hiện tâm lý của trẻ sau khi bị lạm dụng, kịp thời đưa trẻ đi trị liệu cũng như phối hợp với bác sĩ chặt chẽ, có thái độ và ứng xử thích hợp để giúp con chữa lành chấn thương. 
Tuy nhiên, trên thực tế, mọi thứ dường như không dễ để thực hiện. Bản thân người viết từng chứng kiến một câu chuyện đau lòng cách đây nhiều năm. Thời điểm đó, có một bà mẹ dẫn bé gái chừng chưa đầy mười tuổi đến toà soạn PLVN tại TPHCM kêu cứu, em bé bị một thanh niên gần nhà cưỡng hiếp khi đang nghịch cát trước nhà.
Thủ phạm lúc ấy chưa chịu sự trừng phạt của pháp luật do khai gian tuổi, còn nạn nhân của hắn thì hậu quả thật đáng thương: bé gái vừa bị viêm đường tiết niệu, vừa bị ảnh hưởng đến thần kinh, không kiểm soát được hành vi của mình, thậm chí vừa nói chuyện với người lớn, em vừa... tè dầm. Hai mẹ con phải vất vưởng ở nhà ăn bệnh viện Từ Dũ để người mẹ tìm cơ hội chữa bệnh cho con...
Vì vậy, chuyện kêu gọi sự ý thức của các bệnh cha mẹ trong giáo dục phòng, chữa cho con trẻ là một chuyện, nhưng bên cạnh đó, rất quan trọng là sự quan tâm của các cơ quan có chức năng. Khi xảy ra sự việc đau lòng, nếu được sự quan tâm đúng mức của các tổ chức xã hội cũng như chính quyền địa phương, nghĩa là quan tâm một cách sâu sắc, chú ý đến cả khía cạnh điều trị tâm lý cho các em, nhất là các em thuộc các gia đình lao động, khó khăn, thiếu hiểu biết, thì hậu quả sẽ bớt nặng nề, sự thương tổn của các em sẽ được xoa dịu hơn nhiều.

Hậu quả âm ỉ vài chục năm

Dấu hiệu sang chấn tâm lý sau khi bị xâm hại thể hiện bằng các biểu hiện như ảm giác lo lắng, sợ hãi; tức giận, căm hận; tự đổ lỗi cho bản thân; tự hành hạ, làm tổn thương mình; không tin vào bản thân; cảm giác tuyệt vọng; có ý định tự tử và lệch lạc về tình dục...

Trên thực tế, rất nhiều em, sau khi trải qua cú sốc quá lớn vì bị xâm hại, đã trở nên hoảng loạn, học hành sa sút, có những biều hiện thụt lùi về tuổi tác, tránh tiếp xúc xung quanh. Không kịp thời quan tâm và điều trị về mặt tâm lý, nhiều gia đình đã mất con khi trẻ rơi vào tự kỉ, trầm cảm và tự sát, hoặc trở thành kẻ "trả thù đời", hành nghề mại dâm... 

Cũng nhiều trường hợp, có những người phụ nữ khi lập gia đình mới nhận ra mình hoàn toàn thờ ơ, chán ghét, thậm chí ghê sợ đối với hành vi tình dục. Qua điều trị mới biết, họ từng bị xâm hại tình dục khi còn nhỏ, tưởng mọi chuyện đã nguôi ngoai theo thời gian, không ngờ hậu quả vẫn còn âm ỉ sau vài chục năm...

Ngọc Mai

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.