Dựng chuyện khó tưởng tượng về lãnh đạo Đảng

"Những thông tin xuyên tạc, những luận điệu sai trái, những kẻ “phá bĩnh” không thể ngăn cản bước đi của công cuộc đổi mới ở Việt Nam, không thể ngăn cản con đường đến thắng lợi của Đại hội XII của Đảng", ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định.
Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm báo chí Đại hội XII.
 Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm báo chí Đại hội XII.
Một tuần trước ngày khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (20-28/1), ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm báo chí của Đại hội trả lời phỏng vấn:
- Trước thềm Đại hội Đảng XII, trên mạng xã hội có nhiều thông tin xấu độc, bôi nhọ một số lãnh đạo; nhiều trang mạng xã hội, blog cá nhân, tài khoản Facebook và báo nước ngoài cũng vội vàng dẫn lại, tán phát. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Trước Đại hội Đảng, những thông tin xấu độc, những thông tin xuyên tạc, vu cáo thường được kẻ xấu, phần tử cơ hội tung ra để gây rối, phá hoại.
Các thế lực xấu nói rằng trong Đảng “có sự rạn nứt”, kể cả trong lãnh đạo cấp cao có sự “tranh giành quyền lực”, thậm chí “đấu đá”. Họ dựng lên những chuyện như đồng chí A, đồng chí B tham nhũng, lợi ích nhóm, có tội này, tội nọ. Có một số câu chuyện bịa đặt, xuyên tạc đến mức những người giàu trí tưởng tượng cũng khó có thể dựng lên được.
Những thông tin xuyên tạc, những luận điệu sai trái, những kẻ “phá bĩnh” không thể ngăn cản bước đi của công cuộc đổi mới ở Việt Nam, không thể ngăn cản con đường đến thắng lợi của Đại hội XII của Đảng.
Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, những thông tin độc hại, xuyên tạc cũng gây phân tâm, lo lắng, băn khoăn, hồ nghi trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thậm chí, có người đã bị “ngộ độc” do “ăn” thông tin mà không chọn lọc, xem xét, cảnh giác.
Những người làm báo có trách nhiệm, bằng tác phẩm của mình, bằng trao đổi với các đồng nghiệp trong và ngoài nước nên làm rõ, chỉ thẳng những thông tin xấu độc như vậy là hoàn toàn sai trái, là đáng lên án, đáng bị xử lý.
Tất cả thông tin về đại hội đảng bộ các cấp, các hội nghị của Trung ương, các công việc chuẩn bị cho Đại hội XII của Đảng đều được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, không dấu diếm điều gì. Còn những điều thuộc về nguyên tắc như quy chế bầu cử, quy chế làm việc của Đại hội, Đoàn chủ tịch là những ai, ai sẽ là Tổng bí thư khóa XII thì do Đại hội quyết định.
- Ông nói gì trước những ý kiến cho rằng một số cơ quan báo chí và nhà báo còn thụ động, thậm chí e ngại, chậm phản ứng trước sự lan truyền thông tin xấu độc, bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội, blog cá nhân?
- Vừa qua, một số cơ quan báo chí trong nước đã có những bài viết đấu tranh phê phán, phản bác những thông tin xấu độc, sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, định hướng dư luận, làm rõ trắng đen.
Tuy nhiên, một số cơ quan báo chí khác dường như ngại tham gia, tham gia chiếu lệ. Tại sao anh lại ngại lên tiếng, ngại viết bài để phản bác các thông tin sai trái, phản động như thế. Tại sao chuyện một vụ án, một vài mặt yếu kém thì anh đưa thông tin đậm, kéo dài mấy kỳ.
Báo chí phải đẩy dòng thông tin chủ lưu, tươi tốt, tích cực, tạo không khí vui tươi, tin tưởng, lạc quan. Tất nhiên trong quá trình phát triển, đất nước ta cũng có những va vấp, yếu kém, khuyết điểm. Quan trọng nhất là chúng ta bình tĩnh, dũng cảm nhìn nhận để khắc phục trong thời gian tới. Chúng ta đã và đang làm điều đó, dứt khoát làm tốt điều đó.
- Gần 120 phóng viên của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài sẽ tới Việt Nam đưa tin Đại hội Đảng XII, trong đó có cả những báo của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. Đảng Cộng sản Việt Nam muốn truyền thông điệp gì với thế giới?
- Hơn 550 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên thuộc cơ quan báo chí lớn của cả nước đã đăng ký đưa tin Đại hội Đảng XII. Lượng phóng viên nước ngoài và các hãng thông tấn báo chí đặt văn phòng tại Việt Nam đăng ký tham dự cũng nhiều hơn các đại hội trước.
Đến nay, trung tâm báo chí đã nhận được đề nghị của 118 phóng viên, trợ lý báo chí, kỹ thuật viên của các cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài như Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), BBC tiếng Việt, BBC News, Daily Telegraph, Al Jazeera, Francophonie, Talk Media, The Nation...Trong đó, có 89 phóng viên nước ngoài thường trú và trợ lý báo chí, phóng viên tăng cường từ nước ngoài vào Việt Nam. Các báo của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ cũng có phóng viên về Việt Nam đưa tin như Bolsa TV, Viet Weekly... Đây là điều đáng quan tâm, có thể gọi là điều đáng mừng.
Thời gian qua, cũng có một số cơ quan báo chí nước ngoài, lúc này, lúc kia, chuyện này, chuyện nọ cũng đưa một số thông tin không thực sự thiện chí với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam luôn công khai, minh bạch, thiện chí, mở rộng cánh cửa với báo chí quốc tế. Với cách tổ chức và sự thành công của Đại hội Đảng XII, chúng ta tin các đồng nghiệp quốc tế sẽ đưa tin khách quan, trung thực, có trách nhiệm về Đại hội XII.
- Qua những câu hỏi gửi tới Trung tâm báo chí, vấn đề nào được các hãng thông tấn quốc tế quan tâm nhất đối với Đại hội XII của Đảng?
- Qua một số câu hỏi và đề xuất gửi đến các cơ quan chức năng của ta, các phóng viên quốc tế quan tâm tới khá nhiều vấn đề như: Đại hội Đảng lần này tập trung về những vấn đề lớn nào? Báo cáo Chính trị tập trung nêu bật những vấn đề gì? Liệu có sự thay đổi nào về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản sau Đại hội XII? Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ làm gì để giải quyết vấn đề tham nhũng đang làm xói mòn lòng tin của người dân? Mô hình lãnh đạo của Việt Nam có tham khảo mô hình lãnh đạo nước ngoài không? Kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết ĐH XI của Đảng Cộng sản Việt Nam?… Các bạn cũng quan tâm tới việc lựa chọn nhân sự của đại hội này có gì mới so với các Đại hội trước, ai sẽ là Tổng bí thư khóa XII?
Những thông tin này không chỉ báo chí mà dư luận trong và ngoài nước cũng quan tâm. Tuy nhiên, có một số vấn đề do Đại hội quyết định thì phải đến lúc Đại hội diễn ra, thảo luận và quyết định.
- Đại hội Đảng XII sẽ tổng kết 30 năm đổi mới và được kỳ vọng mở ra bước phát triển mới của đất nước. Các đảng viên, người dân có cơ hội xem trực tiếp một số phiên thảo luận tại hội trường giống như họp Quốc hội không, thưa ông?
- Quốc hội là cơ quan quyền lực của nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ tới. Công việc của Đảng cũng là công việc của dân, nhưng nhiều vấn đề liên quan tới quy chế, nội quy, nguyên tắc Đảng không thể đưa ra để mọi người nghe và thảo luận.
Tuy nhiên, Trung tâm Báo chí của Đại hội sẽ cố gắng đến mức cao nhất để báo chí và công chúng có thật nhiều thông tin bổ ích, quan trọng. Mỗi ngày đại hội, sẽ có thông cáo báo chí, có các thông tin khác, có cả các cuộc họp báo, phỏng vấn, đưa tin về Đại hội. 
Đại hội Đảng XII diễn ra từ ngày 20 đến 28/1 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Hơn 1.500 đại biểu đại diện cho hơn 4 triệu đảng viên sẽ tham dự đại hội. 700 phóng viên trong nước và quốc tế sẽ tham gia đưa tin.
Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả 30 năm đổi mới; kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Đại hội XI của đảng (nhiệm kỳ 2011-2015); quyết định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ 5 năm 2016-2020, bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng và các chức danh chủ chốt của Đảng nhiệm kỳ khóa XII.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.