Đừng biến chứng chỉ IELTS thành một gánh nặng

 Chứng chỉ IELTS vừa là “tấm vé” thông hành nhưng cũng là “gánh nặng” không nhỏ đối với học sinh, sinh viên. (Ảnh minh họa)
Chứng chỉ IELTS vừa là “tấm vé” thông hành nhưng cũng là “gánh nặng” không nhỏ đối với học sinh, sinh viên. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  IELTS hiện nay là một chứng chỉ được nhiều người trong xã hội đề cao, cố gắng phấn đấu có được bởi đó là “con đường” để học sinh được xét tuyển đại học, nhà tuyển dụng đánh giá nhân lực… Học IELTS trở thành một “từ khóa” quen thuộc đối với khá nhiều người Việt Nam.

“Tấm vé thông hành” đầu đời

Những năm gần đây, các trung tâm luyện thi IELTS hoạt động khá sôi động để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh. Những giáo viên luyện thi IELTS cũng cho biết, trước kia chứng chỉ này chủ yếu phục vụ cho những học sinh, sinh viên có mong muốn đi du học, thì hiện nay, ngay cả những em định hướng học trong nước cũng cố gắng để đạt số điểm cao nhất.

Nguyễn Hải An (sinh viên năm nhất, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Em luyện thi IELTS từ cuối năm cấp II, đầu năm cấp III, em thi đạt 6.5 IELTS. Sau đó, mẹ cho em luyện khoảng bốn trung tâm khác nhau. Trước kỳ thi THPT quốc gia, em đã đạt 7.0 IELTS, em được tuyển thẳng đại học”.

Bản thân nhiều phụ huynh, vì muốn con thuận lợi vào được những trường tốp đầu trong nước, mà đã tốn vài chục triệu cho một khóa học IELTS kéo dài vài tháng.

“Con tôi mất gốc tiếng Anh, tôi đã đăng ký cho cháu một gói luyện thi IELTS trong vòng sáu tháng, lên đến gần 50 triệu. Việc thi THPT quốc gia phụ thuộc nhiều vào tâm lý của các em nên điểm số sẽ không thể phản ánh đúng hoàn toàn năng lực. Bằng chứng chỉ IELTS, tôi hy vọng con mình sẽ vào được ngôi trường đúng như nguyện vọng của gia đình” - chị Trương Ngọc Linh (quận Long Biên, TP Hà Nội) chia sẻ

Quả thực, IELTS là “tấm vé” thông hành để chạm đến ngôi trường đại học trong mơ của các em. Nguyễn Hải An chia sẻ: “Em thấy công bằng, khi đã sử dụng chính công sức học tập vất vả của bản thân để đạt được điểm IELTS tốt”.

Nguyễn Phương Linh (lớp 11, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm, Hà Nội) chia sẻ, gia đình có dự định cho em đi du học từ sớm, nên môn Tiếng Anh được em đầu tư rất kỹ. Nhờ việc ôn luyện để thi IELTS em đã học đều các môn hơn. Thi IELTS đòi hỏi viết luận với nhiều chủ đề khác nhau, trong đó có cả các kiến thức về Hóa học, Sinh vật… Để nắm được kiến thức cơ bản đó, em đã chú tâm vào phần lớn các môn học trên lớp, không còn học lệch như trước”.

Không chỉ với các em học sinh, mà ngay cả những người đã đi làm, chứng chỉ IELTS chiếm một vị trí quan trọng. Nguyễn Thị Nhung (27 tuổi, nhân viên Marketing ở Hà Nội) chia sẻ: “Chứng chỉ IELTS có thể giúp người xin việc nâng mức lương của mình cao hơn”.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ tính riêng tháng tư năm 2022, đã có 136 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký thành lập mới tại Việt Nam với tổng số vốn đăng kí là 5,6 nghìn tỷ đồng. Còn tính chung 4 tháng đầu năm 2022, có 464 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký thành lập mới, với số vốn đăng ký là 15,9 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, có thể thấy, các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. Đa phần nhân viên trong công ty sẽ sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, vì vậy, một hồ sơ có chứng chỉ IELTS chính là ưu điểm trong mắt rất nhiều nhà tuyển dụng nước ngoài.

Đặc biệt, hiện nay, ngay cả những doanh nghiệp trong nước cũng phải quan hệ, hợp tác hoặc đơn giản học tập một số ưu thế của nước ngoài. Vì vậy, nhiều nhà tuyển dụng sẽ chọn các ứng viên có bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến ngoại ngữ.

Nguyễn Văn Đức (19 tuổi, sinh viên năm 2 Đại học Sư phạm Hà Nội) cho biết: “Tôi học chuyên ngành Toán dạy bằng tiếng Anh, nhờ có ưu thế về ngoại ngữ, nên tôi được các gia đình có điều kiện cho con học trường quốc tế mời làm gia sư. Thu nhập cũng cao hơn những sinh viên cùng khoa”. Hiện tại, một giờ dạy của Đức rơi vào khoảng 500 nghìn đến 1 triệu đồng.

Đừng lạm dụng chứng chỉ IELTS

Vài năm trở lại đây, chỉ cần có điểm IELTS từ 7.0 trở lên, cộng với một học bạ tốt, học sinh có thể dễ dàng được tuyển thẳng vào các trường đại học tốp đầu của Việt Nam như Học viện Ngoại giao, Đại học Bách khoa, Đại học Ngoại thương… mà không cần phải học ngày, học đêm để đạt được số điểm 27, thậm chí là 30 điểm như các anh chị khóa trước.

Hay nói cách khác, học sinh chuyển từ việc học ngày, học đêm các môn sang luyện thi IELTS. Điều này dễ dẫn đến việc hạn chế khả năng của các em học sinh, thay vì phát huy thế mạnh về các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, học sinh phải đầu tư phần lớn thời gian vào ngoại ngữ. Đặc biệt, IELTS là một kỳ thi tương đối khó, đòi hỏi học sinh phải rèn luyện cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết… với số lượng từ ngữ chuyên ngành “khổng lồ”.

Cô Lý Thị Hoàn, một giáo viên luyện thi IELTS có kinh nghiệm tại Hà Nội cho biết: “Có nhiều phụ huynh nghe tư vấn của đội ngũ chăm sóc khách hàng, gửi con luyện thi IELTS dù mất gốc hoàn toàn. Họ đều hy vọng các em sẽ đạt 6.5 IELTS sau 4 tháng. Đó là điều không thể, buộc đội ngũ dạy học phải trao đổi lại với gia đình vì việc đạt điểm cao hay thấp, phải do nỗ lực, khả năng của mỗi người học”.

Đặc biệt, IELTS không phải lúc nào cũng cần, do đây là một chứng chỉ tiếng Anh chuyên ngành. Vì vậy, nếu chỉ làm việc, sinh sống tại Việt Nam thì còn một số chứng chỉ khác có tính ứng dụng cao hơn như TOEIC, VSTEP…

Chị Trần Hà Phương hiện đang là giáo viên dạy văn lớp 6 cho biết: “Tôi có chứng chỉ IELTS, nhưng hiện tại đang dạy trong một trường công lập, nên không có nhiều cơ hội ứng dụng”.

Lệ phí cho mỗi kỳ thi IELTS cũng tương đối cao dao động từ 5 đến 6 triệu tùy vào nơi thi. Khác với chứng chỉ như VSTEP hay TOEIC sẽ có giá từ 1 triệu đến 3 triệu. Có những người đã đi làm, vì muốn làm đẹp hồ sơ để xin tuyển vào các công ty nước ngoài, đã cố gắng thi đến vài ba lần. Tổng số tiền chi trả cho việc thi cả chục triệu đồng, chưa kể học phí ôn thi.

Chị Nguyễn Thu Hà (30 tuổi, làm việc tại Hà Nội) cho biết: “Tôi đã thi IELTS ba lần, với mong muốn được thử sức với môi trường quốc tế, nhưng chỉ được 5.5. Mặc dù tôi đã đến các lớp ôn luyện rất nhiều, nhưng hiện nay kiến thức đã “rơi rớt” sạch, cũng không ứng dụng được nhiều trong cuộc sống”.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.