Đưa văn hóa thành động lực cho sự phát triển đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn).
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Ngày 20/5, trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội khẳng định, việc Quốc hội đưa dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 ra thảo luận tại Kỳ họp chứng minh mong muốn văn hóa thực sự trở thành mục tiêu, động lực và hệ điều tiết cho sự phát triển bền vững đất nước.

Theo Đại biểu Bùi Hoài Sơn, trong những năm qua, chúng ta đã đặc biệt quan tâm đến văn hóa. Kết quả của các thảo luận lớn về văn hóa như Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 hay Hội thảo Văn hóa về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa... đã thể hiện quyết tâm, chỉ ra một số “điểm nghẽn” và giải pháp tháo gỡ để văn hóa đóng vai trò tích cực hơn nữa trong quá trình phát triển bền vững đất nước. Trong đó, chính sách, pháp luật và nguồn lực đầu tư cho văn hóa chính là những điểm nhấn quan trọng. “Nếu như đầu nhiệm kỳ Quốc hội (QH) XV, chúng ta đã quan tâm tháo gỡ được Luật Điện ảnh (sửa đổi) với hướng đi mới là công nghiệp điện ảnh, cùng hành lang pháp lý thuận lợi, phù hợp hơn cho điện ảnh nước nhà, thì di sản văn hóa cũng là một lĩnh vực rất quan trọng của văn hóa cần có những thay đổi hợp lý hơn với bối cảnh hiện nay và xu hướng sắp tới”, Đại biểu nhấn mạnh.

Ông Bùi Hoài Sơn cho rằng, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ cần bao quát những vấn đề chưa phù hợp (với các công ước, pháp luật quốc tế mà Việt Nam mới tham gia; với xu hướng phân cấp, phân quyền, huy động nguồn lực xã hội hay việc sửa chữa, xây mới trong khu vực bảo vệ di tích...); còn thiếu (những vấn đề liên quan đến di sản tư liệu, di sản trong không gian mạng, di sản đô thị, di sản công nghiệp, hợp tác công - tư, quản lý sử dụng tài sản công trong các bảo tàng, khu di tích...). Từ những tháo gỡ này, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ hình thành một khung pháp lý minh bạch và thuận lợi hơn cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản, đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cũng theo Đại biểu Bùi Hoài Sơn, giải quyết vấn đề “điểm nghẽn” về nguồn lực đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa. Bởi, việc thiếu đầu tư tài chính cho văn hóa là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nhiều di tích, thiết chế văn hóa bị xuống cấp, hoạt động văn hóa không hiệu quả. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đã phát biểu: “Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao”, vì thế dẫn đến việc “Phát triển các lĩnh vực văn hóa chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất. Thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người”.

Do đó, chúng ta rất cần có một Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa để đầu tư trọng tâm, trọng điểm tốt hơn cho văn hóa, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; từ đó giúp văn hóa phát triển và để văn hóa đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung của đất nước. “Vì vậy, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển văn hóa, con người và đất nước ta trong giai đoạn sắp tới. Việc QH đưa các dự án này ra thảo luận và biểu quyết thông qua trong 2 kỳ họp tới chứng minh sự quan tâm đặc biệt của QH và cử tri đối với lĩnh vực văn hóa và mong muốn văn hóa thực sự trở thành mục tiêu, động lực và hệ điều tiết cho sự phát triển bền vững đất nước”, Đại biểu nêu rõ...

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...