Đứa trẻ mù chữ thành trùm ma túy khét tiếng

Khun Sa tuyên bố thành lập Nước Cộng hòa Shan
Khun Sa tuyên bố thành lập Nước Cộng hòa Shan
(PLO) -Ngày 26/10/2007, sau 10 năm “rửa tay gác kiếm”, trùm ma túy, quân phiệt Miến Điện khét tiếng Khun Sa qua đời vì bệnh tim tại một biệt thự sang trọng mà chính phủ Miến Điện (nay là Myanmar) dành cho y tại thủ đô Yangun.

Khun Sa chết đã gần 10 năm nhưng có nhiều điều về y đến nay mới được công bố…

Tuổi thơ khốn khó

Khun Sa có cha là Trương Thừa Nghiêu, người Hán quê Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc, mẹ là người dân tộc Shan. Sinh năm 1933 lại vùng núi Laemo, bang Shan, Miến Điện, tên thật của y là Trương Kỳ Phu (còn có tên khác Trương Khải Phúc). Cái tên Khun Sa (Ngài Sa) được dùng để gọi một cách tôn sùng sau khi y đã thành danh trong giới buôn ma túy.

Khun Sa mồ côi cha năm y 3 tuổi, người mẹ đi bước nữa với một nhân viên thuế vụ thị trấn, nhưng 2 năm sau bà cũng qua đời. Khun Sa được ông nội Trương Thuần Vũ mang về nuôi và đưa vào chùa làm tiểu để được dạy dỗ. Học hành lười nhác, không biết đọc biết viết, nhưng Khun Sa lại chăm lui tới nơi đóng quân của các đơn vị quân Quốc Dân đảng rồi gia nhập hàng ngũ để học về kỹ năng quân sự và… cách trồng ma túy.

Đơn vị của Khun Sa là một nhánh thuộc “Quân quốc dân cách mạng” (tiền thân của quân đội Quốc Dân đảng) đóng ở biên giới Trung – Thái. Khi chính phủ QDĐ của Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan, đội quân này vẫn ở lại Miến Điện, được Khun Sa biến thành quân đội riêng của y.

Khi phát triển lên đến 800 người, Khun Sa đã chiếm được một vùng đất rộng lớn ở các bang Shan và Wa, biến nơi đây thành vùng trồng cây thuốc phiện và chế biến ma túy.

Đầu thập niên 1960, Khun Sa thành trùm ma túy mạnh nhất vùng Tam Giác Vàng. Tuy nhiên năm 1967 quân đội của y xung đột kịch liệt với nhóm tàn quân Quốc Dân đảng còn hoạt động trên đất Lào và bị thất bại nặng nề, Khun Sa gần như trắng tay.

Năm 1969, Khun Sa bị quân đội Miến Điện dụ bắt và giam giữ suốt 5 năm. Sau đó, tướng tham mưu trưởng của y là Trương Tô Tuyền đã bắt cóc 2 bác sĩ người Liên Xô sang giúp Miến Điện rồi đánh đổi Khun Sa, gây chấn động thế giới lúc bấy giờ. Về sau, với sự can dự của Thái Lan, Khun Sa đã được thả.

Nuôi tham vọng lớn

Năm 1971, Khun Sa lợi dụng tinh thần dân tộc để hô hào người Shan làm cách mạng, giương ngọn cờ “thành lập Nhà nước Shan độc lập”, đổi tên đội quân của y thành “Quân đội liên hợp Shan” (SUA) và nhanh chóng phát triển thành một lực lượng vũ trang chống chính phủ hùng mạnh.

Từ đó, bang Shan trở thành lãnh địa riêng, “vương quốc độc lập” của “nhị Trương” (Trương Kỳ Phu – Khun Sa và Trương Tô Tuyền), quân đội của họ được gọi là “Trương gia quân” với tổng bộ đặt tại căn cứ địa Homong trên đất Thái Lan thuộc tỉnh Mae Hong Son, liên tiếp đối đầu với chính phủ Miến Điện để giành quyền kiểm soát bang Shan…

Năm 1985, Khun Sa hợp nhất 3 đội quân vũ trang ở bang Shan là SSA, SURA và SUA lại thành “Quân đội Mông Thái” (MTA) hoặc “Quân giải phóng bang Shan”, phát triển thành đội quân đông tới 25 ngàn lính cùng gần 20 ngàn dân binh với trang bị khá hiện đại với súng trường M.16, súng phóng rốc-két và cả tên lửa tầm gần của Mỹ. 

Giữa những năm 1980, việc gia công tinh luyện Heroin thành công khiến Tam Giác Vàng trở thành trung tâm ma túy của thế giới, Khun Sa khống chế 70% sản lượng ma túy và phần lớn nghiệp vụ buôn bán. Các xưởng tinh chế Heroin đặt trong các địa điểm kín đáo trong rừng núi, được canh gác cẩn mật và lúc thịnh vượng nhất, Khun Sa có tới 15 xưởng như thế.

Loại Heroin tinh khiết nhất mang nhãn “Hai sư tử vờn cầu 4 sao”, thứ đến “Hai sư tử vờn cầu 3 sao”, rồi đến “Mỹ nhân” và “Đầu lâu”. Từ Tam Giác Vàng, morphine và Heroin được buôn lậu đi khắp Đông Nam Á và các nơi trên khắp thế giới thông qua các sân bay Bangkok, Colombo, Singapore, Hong Kong và New Dehli.

Ngày 18/1/1985, hầu như tất cả các báo của Thái Lan đều đưa tin “Vua thuốc phiện” Khun Sa do bị bệnh tiểu đường nằm liệt giường lâu ngày đã qua đời ngày 16/1 ở Tam Giác Vàng ở tuổi 52; bạn bè thân hữu của y đã đến thị trấn Hinde ở miền Bắc Thái Lan xây huyệt mộ và tổ chức tang lễ long trọng, cảnh sát Thái đã cử người đến xác nhận thông tin…

Nào ngờ 9 tháng sau, Khun Sa lại xuất hiện ở Tam Giác Vàng và tiếp phóng viên ở sào huyệt mới trên đất bang Shan, rêu rao sẽ không buôn bán ma túy nữa mà chuyển sang thành lập chính quyền “nước Shan”.

Quân đội của Khun Sa
 Quân đội của Khun Sa

Đầu thập niên 1990 sự nghiệp của Khun Sa đạt tới đỉnh cao, quân đội Mông Thái buôn bán ngọc, đá quý, vũ khí; dùng mọi cách khuyến khích dân chúng địa phương trồng cây thuốc phiện, thu thuế thuốc phiện, lập hải quan trong vùng kiểm soát để thu các loại thuế, lệ phí, kiểm soát toàn bộ tuyến biên giới Miến – Thái dài 400km, phía Đông bang Shan và 3 tỉnh Chieng Mai, Chieng Rai và Mae Hong Son của Thái Lan.

Hàng năm Khun Sa thu thuế bảo kê lên tới 40% thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp: Năm 1988 thu được 200 triệu USD tiền bảo kê, năm 1989 thu được 400 triệu. 

Khun Sa lập trường học, đài truyền hình vệ tinh và các trận địa tên lửa phòng không. “Thủ đô” Homong của Khun Sa không phải “nơi ẩn náu trong rừng” như nhiều báo chí miêu tả, mà là một đô thị đông đúc có đủ trường học, bệnh viện, chợ búa và các đường phố.

Ông Donald Phlaren, người phụ trách Văn phòng chống ma túy của Mỹ ở Thái Lan từ 1993 đến 1995 nhận xét: Cứ sau 10 năm thì sản lượng ma túy của Khun Sa tăng gấp đôi.

Năm 1983 khi trả lời một nhà báo phương Tây, Khun Sa đã tuyên bố: “Nhân dân của tôi, người dân bang Shan và tôi đều đấu tranh để giành độc lập. Chúng tôi không được bất cứ ai viện trợ, trồng thuốc phiện đương nhiên là nguồn lợi kinh tế duy nhất của chúng tôi”.

Khun Sa sống trong ngôi biệt thự lộng lẫy gọi là “Bạch Cung” ở Ban Hin Taek, cách Homong 10km, luôn có bên mình 3 ngàn lính tinh nhuệ bảo vệ. Y cai quản quân đội theo kiểu trọng ân nghĩa, rất tôn trọng người có học, coi trọng nghĩa khí với đồng đảng, trọng cảm tình, đối đãi ôn hòa, thường xuyên thăm hỏi dân chúng và cấp dưới, mang sắc thái nghĩa khí giang hồ.

Dù là trùm ma túy, nhưng Khun Sa không cho phép thuộc hạ dùng ma túy, bản thân y trước có hút song cai nghiện rất sớm. Y luôn lấy mình làm gương, nêu cao kỷ luật, đề ra quy định nếu phát hiện thuộc hạ ai sử dụng ma túy sẽ bị xử tử.

Sau khi địa vị “trung tâm ma túy thế giới” của Tam Giác vàng bị Afghanistan thay thế và sự tiến công của cả cộng đồng quốc tế, sự nghiệp của Khun Sa dần dần xuống dốc. Về mặt chính trị, Miến Điện dần hướng tới thống nhất nội bộ.

Năm 1992, “Ủy ban khôi phục pháp luật và trật tự” của chính phủ quân sự Miến Điện đưa ra thông điệp cuối cùng cho các lực lượng vũ trang ly khai và bắt đầu gây sức ép với các tộc người Wa và Shan.

Giải giáp quy hàng, xây chùa chuộc tội

Năm 1993, Khun Sa tuyên bố thành lập “Nước cộng hòa Shan”, tự phong làm Tổng thống, nhưng nội bộ bắt đầu tan rã dần, sau đó buộc phải từ bỏ vị trí “Tổng thống” và Tổng tư lệnh quân đội. Năm 1995, quân đội xuất hiện sự chia rẽ, hơn 1 vạn quân người Wa tách ra dàn trận định quyết chiến với Khun Sa, 3 sư đoàn quân đội chính phủ cũng chuẩn bị tiến công.

Ngày 5/1/1996, tại đại bản doanh của Khun Sa ở Ban Hin Taek, Khun Sa dẫn đầu toàn bộ tướng sĩ dưới trướng làm nghi thức giao nộp vũ khí. Theo biên bản, tổng cộng 9.749 người ra đầu hàng, bàn giao 6.004 vũ khí các loại, trong đó gồm cả tên lửa phòng không. Sau khi ký biên bản, Khun Sa lên trực thăng của chính phủ bay về Yangun.

Khun Sa chọn cách đầu hàng chính phủ Miến Điện để tránh bị Mỹ khởi tố về tội buôn bán ma túy với giải thưởng 2 triệu USD. Tuy Khun Sa đã giao nộp vũ khí, nhưng một bộ phận thuộc hạ cũ vẫn chiếm giữ một số khu vực ở miền Bắc Miến Điện, song không buôn bán ma túy nữa.

Sau khi về Yangun, Khun Sa được chính phủ Miến Điện bố trí ở trong một biệt thự cho đến khi qua đời ngày 26/10/2007 (cũng có nguồn nói y chết ngày 28/10) và được hỏa thiêu.

Có nguồn tin nói sau khi giải giáp, Khun Sa đã hối hận, bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng, trùng tu chùa chiền mong được gột rửa tội nghiệt.

Có tới hơn 2000 ngôi chùa đã được Khun Sa xây, nhưng trong chùa không treo ảnh Khun Sa mà y chỉ cho vẽ tranh tường mô tả câu chuyện Đức Thích Ca Mâu Ni ra đời và đắc đạo thành Phật.

Khun Sa có 5 người con, 2 trai, 3 gái, tất cả những người con này hiện đều sống ở Thái Lan…/.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.