Đũa mốc - sát thủ gây ung thư và cách phòng tránh

Đũa mốc - sát thủ gây ung thư và cách phòng tránh
(PLO) - Đũa là vật dụng phổ biến trong mỗi gia đình nhưng ít người biết cách bảo quản. Nếu để vi khuẩn ẩn náu, chúng sẽ gây bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng, thậm chí ung thư.

Theo Zing: Bác sĩ Huỳnh Liên Đoàn, Hội Y học TP.HCM, cho biết sau 3-6 tháng sử dụng, đũa sẽ đổi màu đậm hoặc nhạt hơn. Nếu quá thời gian trên, đũa sẽ trở thành nơi sản sinh ra các loại vi khuẩn nấm mốc gây bệnh.

Nhiều người dân không có thói quen phơi khô đũa. Sau khi rửa, họ cất khi đũa vẫn còn ướt.

Trong môi trường ẩm, những loại đũa làm từ gỗ trở thành nơi sinh trưởng cho nấm aspergillus flavus - một trong những loại nấm có chứa độc tố gây ung thư.

Nghiêm trọng hơn, theo Tổ chức Y tế thế giới, đũa mốc còn sinh ra aflatoxin loại chất độc gây ung thư với độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với tế bào gan.

Chỉ cần hấp thu quá 1 mg aflatoxin người ăn cũng có nguy cơ mắc ung thư gan ở mức độ nặng. Bác sĩ Đoàn ví dụ một người có cân nặng khoảng 70 kg, nếu hấp thu quá 20 mg aflatoxin có thể dẫn đến tử vong.

Đối với các loại đũa gỗ, bác sĩ khuyến cáo người dân nên thay mới sau 4 tháng sử dụng để tránh nấm mốc.

Cách phòng tránh

- Các gia đình hãy lưu ý khi sử dụng đồ ăn bằng gỗ, nếu thấy bị mốc thì phải vứt bỏ ngay, vì khi mốc, chúng tiết ra chất độc gây ung thư. Đồng thời bạn nên ghi nhớ, đũa, thìa... cũng có hạn sử dụng, sau khi dùng 3-6 tháng, hãy thay loạt đũa, thìa... mới để đảm bảo sức khỏe của mình và gia đình.

- Khi mua đồ ăn bằng gỗ, nên mua những loại có thương hiệu, không ham rẻ để mua những loại không có nguồn gốc, xuất xứ, dễ gây bệnh.

- Khi mua về, chú ý nên đem rửa sạch, luộc qua với nước sôi rồi để khô, như vậy toàn bộ vi khuẩn trên đó sẽ chết. Bởi vì trong quá trình chế tạo, những đồ vật này rất dễ bị nhiễm khuẩn.

- Khi rửa, rửa nhẹ tay để tránh bào mòn lớp vỏ bên ngoài. Lớp màu vỏ đũa, thìa... có thể không phải màu thật của nó. Sau khi rửa, phơi khô rồi mới cho vào ngăn chạn, nếu không, độ ẩm và kín của chạn bát sẽ khiến những đồ dùng này dễ bị mốc, dẫn đến gây bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.