Du lịch tỉnh Thái nguyên chuyên nghiệp và hiện đại, gắn với bảo tồn di sản

Du lịch tỉnh Thái nguyên chuyên nghiệp và hiện đại, gắn với bảo tồn di sản
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú, với hơn 1.000 di tích lịch sử, văn hóa đã được kiểm kê; hơn 550 di sản văn hóa phi vật thể; gần 300 làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả... tỉnh Thái Nguyên đang từng bước phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản.
Khu nghỉ dưỡng Tân Sơn homestay, xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Khu nghỉ dưỡng Tân Sơn homestay, xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Phát huy tiềm năng, mở rộng sản phẩm du lịch

Thái Nguyên có lợi thế ở vị trí trung tâm vùng Việt Bắc và sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhằm xây dựng ngành công nghiệp không khói của tỉnh xứng đáng với lợi thế trung tâm vùng, xứng đáng với vai trò “dẫn dắt” kinh tế vùng, những năm qua, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng, trong đó có nội dung phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, cho biết: Thái Nguyên cần tập trung phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đi vào chiều sâu. Đặc biệt là luôn tạo ra sản phẩm mới, hạn chế đến mức tối đa các sản phẩm có sự tương đồng, trùng lặp giữa các khu, điểm du lịch trong tỉnh.

Theo đó, hàng năm, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước có năng lực, kinh nghiệm đầu tư phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao tại khu du lịch quốc gia hồ Núi Cốc; xây dựng cơ sở lưu trú là các khách sạn, nhà nghỉ, homestay, có chính sách thu hút, ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu và triển khai các dự án du lịch chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tăng cường tổ chức và tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch để quảng bá, giới thiệu du lịch Thái Nguyên đến với du khách trong nước, quốc tế, như: Chương trình du lịch Qua những miền di sản Việt Bắc; Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Với những lợi thế về du lịch cộng đồng, tỉnh cũng tập trung phát triển loại hình du lịch này, trong đó lấy lợi ích của người dân địa phương là trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng dân cư tham gia, làm chủ và được hưởng lợi.

Đây là một trong những phương châm quan trọng hướng tới phát triển du lịch xanh theo nguyên tắc phát triển bền vững. Coi trọng gìn giữ và bảo vệ tài nguyên, môi trường, từ đó gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị tài nguyên.

Đồi chè Tân Cương, điểm đến du lịch trải nghiệm hấp dẫn

Đồi chè Tân Cương, điểm đến du lịch trải nghiệm hấp dẫn

Bảo tồn di sản văn hóa góp phần thúc đẩy phát triển du lịch

Đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, trong 5 năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã bố trí kinh phí hàng tỷ đồng khôi phục, tôn tạo, bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Cùng với đó, các doanh nghiệp và địa phương có di sản đã chủ động phối hợp, liên kết, xây dựng tour, tuyến du lịch phù hợp, đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, khám phá, trải nghiệm của nhân dân, du khách.

Ngoài hơn 1.000 di tích lịch sử như: Di tích đồi Khau Tý (xã Điềm Mặc); mái lán Tỉn Keo, thác Khuôn Tát (xã Phú Đình); Núi Văn, Núi Võ (Đại Từ); Di tích đền Đuổm (Phú Lương)...Thái Nguyên còn sở hữu một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể mang đậm nét bản sắc dân tộc, điển hình như: Rối cạn Thẩm Rộc của người Tày, Lễ hội Cầu Mùa của người Sán Chí, hát Soọng Cô của người Sán Dìu, múa Tắc Xình của người Sán Chay và Lễ cấp sắc của người Dao.

Khi các di tích lịch sử trở thành điểm đến, thì các di sản văn hóa phi vật thể trở thành “món đặc sản” tinh thần giao lưu giữa đồng bào các dân tộc với du khách trong nước, quốc tế. Tất cả các di sản đều là nguồn tài nguyên vô tận phục vụ cho ngành Du lịch phát triển.

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu phát triển du lịch bền vững, chuyên nghiệp, phát huy và bảo vệ tốt các di sản văn hóa, Thái Nguyên đã tập trung mời gọi nhà đầu tư đến hợp tác phát triển du lịch, vừa phối hợp với các tỉnh, thành tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch.

Đối với các doanh nghiệp làm du lịch, tỉnh cũng kêu gọi đồng hành, không phát triển đơn lẻ, mà cần có sự liên kết, chia sẻ khách hàng, giúp du khách tiếp cận được nhanh nhất những sản phẩm họ cần. Chú trọng việc gắn văn hóa truyền thống với hiện đại, lấy chất lượng dịch vụ là mục tiêu hàng đầu, bảo đảm mang lại cho du khách nhiều lợi ích khi tham gia du lịch tại các khu, điểm đến của vùng “đất thép, xứ trà”.

Để làm được điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành cần năng động, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới hơn trong cách làm du lịch. Từ đó sẽ thu hút được nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm và hứng thú chi tiêu khi sử dụng các dịch vụ du lịch.

Bên cạnh sự đầu tư, chung tay của địa phương cùng các doanh nghiệp lữ hành, trong phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản, thì công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch đến du khách trong nước, quốc tế thông qua các ấn phẩm, tờ rơi và các nền tảng mạng xã hội cũng là yếu tố quan trọng giúp Thái Nguyên phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.