Du lịch - để những hành xử xấu xí không tái diễn

Những hình ảnh xấu xí cần loại bỏ, để du lịch Việt trở thành điểm đến gây thương nhớ. (Ảnh minh họa)
Những hình ảnh xấu xí cần loại bỏ, để du lịch Việt trở thành điểm đến gây thương nhớ. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngay sau khi mở cửa, du lịch Việt Nam đã nhanh chóng sôi động trở lại với việc đón, phục vụ hơn 61 triệu lượt khách trong nước và quốc tế trong sáu tháng đầu năm 2022, mang tới tổng thu từ du lịch đạt 265.000 tỷ đồng.

Khi những “con sâu làm rầu nồi canh”

Tại các điểm đến khắp cả nước, hệ thống nhà hàng, cơ sở lưu trú thường xuyên hoạt động hết công suất trong suốt mùa hè. Nhiều nơi phải đặt trước cả tháng mới có phòng. Thậm chí, nhiều công ty du lịch uy tín phải từ chối nhận thêm khách để bảo đảm chất lượng dịch vụ…

Tuy nhiên, khi thị trường dần nhộn nhịp cũng là lúc xuất hiện những sự việc đáng buồn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Thời gian qua, sự xuất hiện và lan truyền của clip ghi lại hình ảnh nhóm người Việt xô xát với du khách nước ngoài trên phố Hàng Buồm, Hà Nội đã gây xôn xao dư luận. Hình ảnh “giao tiếp” với du khách quốc tế bằng ghế nhựa, vỏ chai bia ít nhiều gây nên ấn tượng xấu xí về du lịch Hà Nội.

Từ đây, không ít người nhớ đến hàng loạt sự việc đáng tiếc xảy ra thời gian qua khiến du lịch Việt Nam mất điểm. Điển hình là vụ việc diễn ra đầu tháng 5/2022 liên quan hai nữ du khách người Nga bị lái xe ta-xi chiếm đoạt điện thoại khi thuê dịch vụ di chuyển ở phố cổ Hà Nội. Tiếp đó là vụ tài xế ta-xi trộm tiền và thẻ visa của du khách Hàn Quốc rồi “quẹt” mua hàng vô tội vạ ở Hà Nội hồi đầu tháng 6. Hay vụ nữ tài xế ta-xi “chặt chém” du khách người Ba Lan 400.000 đồng cho quãng đường di chuyển chỉ 6km từ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) tới Khu đô thị Times City…

Không riêng Hà Nội, tại một số địa phương là trọng điểm du lịch, tình trạng chèo kéo, ép giá, lừa đảo du khách để thu lời cũng từng bị phản ánh. Video xuất hiện mới đây trên mạng xã hội có nội dung tranh giành để đưa khách du lịch tới các cơ sở kinh doanh “đặc sản Đà Lạt” giữa một người được cho là “cò đặc sản”, người còn lại là hướng dẫn viên du lịch khiến cộng đồng mạng ngao ngán bởi lối ứng xử thiếu chuẩn mực, hành vi khiếm nhã.

Nội dung đoạn video được đưa lên mạng cho thấy, ông Thái Hữu Thanh muốn đưa đoàn khách trên tới mua sắm tại cơ sở kinh doanh đặc sản Sky (số 368, đường Nguyên Tử Lực, TP Đà Lạt), còn phía ông Phan Nguyễn Duy Anh lại muốn đưa khách của mình tới Trung tâm mua sắm đặc sản Đà Lạt Hương Đà (số 7, đường Trần Quốc Toản, TP Đà Lạt).

Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ việc tương tự đã từng xảy ra trên địa bàn TP Đà Lạt. Sự co kéo, tranh giành khách đến ăn uống, mua sắm giữa các cơ sở kinh doanh đã khiến hình ảnh thành phố “hiền hòa, thanh lịch và mến khách” được chính quyền và người dân địa phương nỗ lực xây dựng bị ảnh hưởng. “Cao điểm” của các vụ tranh giành khách là xảy ra đâm chém lẫn nhau giữa các nhóm và đã từng có người thiệt mạng.

Dù chỉ là cá biệt nhưng “tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, những hành xử hung hăng, chộp giật, sai phạm nêu trên là những “con sâu làm rầu nồi canh”, gây tác động xấu đến thương hiệu du lịch quốc gia, làm sứt mẻ hình ảnh điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách mà ngành du lịch cả nước đã dày công xây dựng nhiều năm qua.

Trong bối cảnh thế giới phẳng, những vụ việc đó chỉ cần những cú click chuột là tất cả còn nguyên ở đó.

Mặc dù khi các vụ việc được trình báo, lực lượng chức năng luôn khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh và giải quyết vấn đề trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của du khách. Những pha cứu nguy kịp thời này phần lớn đều nhận được sự hài lòng và đánh giá cao của du khách, góp phần gỡ điểm cho du lịch Việt Nam.

Thế nhưng, dù xử lý tốt đến mấy cũng không thể xóa nhòa sự thực du khách đã phải đối mặt những trải nghiệm xấu trong hành trình du lịch. Cũng chẳng thể khẳng định họ có sẵn sàng quên đi những ấn tượng không mấy đẹp ấy để quay lại thăm Việt Nam lần nữa, hoặc gợi ý người thân, bạn bè đến thăm Việt Nam hay không? Rõ ràng, những vụ việc dù không quá phổ biến, nhưng hệ quả mang lại là không thể đo đếm, ít nhiều gây ảnh hưởng đến quyết định du lịch Việt Nam của du khách quốc tế.

Những bộ quy tắc ứng xử

Để hạn chế những mặt trái khi phát triển du lịch, từ tháng 3/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên quy mô cả nước; trong đó quy định cụ thể những điều cần làm đối với từng đối tượng tham gia hoạt động du lịch.

Khảo sát tại nhiều điểm du lịch, cư dân bản địa vẫn giữ được vẻ chất phác, thân thiện, hiếu khách.

Khảo sát tại nhiều điểm du lịch, cư dân bản địa vẫn giữ được vẻ chất phác, thân thiện, hiếu khách.

Còn tại Hà Nội cũng đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng vào tháng 3/2017 sau hơn 5 năm lấy ý kiến chuyên gia, cộng đồng. Sau khi 2 Bộ Quy tắc ứng xử này được ban hành cùng thời điểm năm 2017, PGS.TS Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Cả 2 Bộ Quy tắc này khi xác định liên quan đến hành vi ứng xử với du khách đều có những điểm chung mang tính quy tắc trong giao tiếp, ứng xử như: thân thiện, không gây gổ, dùng bạo lực…”.

Tuy nhiên, từ góc độ nghiên cứu, PGS.TS Phạm Hồng Long cho biết: “Khảo sát tại nhiều điểm du lịch, thời kỳ ban đầu khi ít khách (cả khách quốc tế lẫn khách nội địa), cư dân bản địa vẫn giữ được vẻ chất phác, thân thiện, hiếu khách. Tuy nhiên, khi khách đến đông sẽ dẫn tới mâu thuẫn từ nhiều khía cạnh như môi trường, tiếng ồn, giao thoa văn hoá dẫn đến những sự pha tạp, lai căng… Với người dân phố cổ Hà Nội, khi lượng khách trở nên đông thì hoạt động của khách du lịch trở nên quen thuộc và họ thấy bình thường như chính cư dân bản địa. Điều này cũng sẽ dẫn đến ứng xử như cư dân bản địa”.

Bên cạnh đó, ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Hà Nội cũng cho rằng, thời gian qua, Hà Nội và cả nước đã nỗ lực đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá để thu hút khách quốc tế nên sự việc liên quan đến hình ảnh không đẹp trong ứng xử lan truyền trên mạng xã hội về xô xát giữa du khách và cư dân tại phố cổ, nạn chèo kéo khách cần được xử lý kiên quyết.

Theo ông Phùng Quang Thắng, Hà Nội và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền theo từng nhóm đối tượng với các phương pháp tiếp cận khác nhau để mang lại hiệu quả. Trong đó, việc tuyên truyền với cư dân tại các điểm du lịch triển khai thông qua tổ dân phố, đoàn thể. Còn với du khách, việc thực hiện tuyên truyền đẩy mạnh qua đơn vị lữ hành, hướng dẫn viên và thông tin được phổ biến khi nhập cảnh. Đồng thời, chính quyền các nơi có điểm du lịch có thể tổ chức các cuộc thi, vinh danh những hành động đẹp để lan toả.

PGS. TS Phạm Hồng Long chia sẻ, tuy ban hành vào cùng thời điểm tháng 3/2017 nhưng Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Hà Nội được đề xuất từ trước đó khoảng 5 - 6 năm để lấy ý kiến chuyên gia, người dân hướng đến từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại.

Bộ Quy tắc này đề ra việc nên làm như : “Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực”… và việc không nên làm như: Nói to, gây ồn ào, mất trật tự; Kích động, đe dọa, sử dụng bạo lực… Trong Bộ Quy tắc cũng dành riêng Điều 11 quy định tại khu vui chơi, giải trí, điểm tham quan cũng nêu: Không chen lấn, xô đẩy, gây rối.

Còn trong Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch mang tính chuyên ngành này cũng đã quy định: Với du khách ứng xử văn minh, thân thiện, giữ trật tự nơi công cộng, vui chơi lành mạnh; Giữ gìn, bảo vệ công trình văn hóa, kiến trúc, cảnh quan khi đi du lịch; Không chen lấn, xô đẩy, gây ồn ào mất trật tự và có hành vi bạo lực khi đi du lịch. Những điều cần làm đối với cộng đồng dân cư cũng quy định: Lịch sự, nói lời hay, cử chỉ đẹp, thân thiện với khách du lịch; Nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ du khách khi có yêu cầu; Giữ thái độ nhã nhặn, lịch sự khi giải quyết sự cố đối với khách du lịch…

Và điều quan trọng, để du lịch Việt là điểm đến thân thiện thì mỗi người dân cũng như các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn… phải luôn có những hành xử đúng mực, lịch sự, để lại những ấn tượng đẹp về một Việt Nam xinh đẹp và mến khách…

Muốn thu hút khách du lịch quốc tế thì không thể để “con sâu làm rầu nồi canh”

Trong số hơn 61 triệu lượt khách, chỉ có 602.000 lượt khách quốc tế đến Việt Nam, còn cách rất xa mục tiêu đón 5 triệu khách đặt ra trong năm 2022. Trong bối cảnh các nước trong khu vực đồng loạt mở cửa du lịch và cạnh tranh gay gắt để thu hút khách quốc tế sau đại dịch, việc xây dựng hình ảnh điểm đến để nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch quốc gia càng trở nên cấp thiết. Muốn thu hút đông đảo khách quốc tế, du lịch Việt Nam không thể để xuất hiện những cách làm liều, “ăn xổi ở thì” và chộp giật.

Tin cùng chuyên mục

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên

Trong 2 ngày 24, 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Đoàn Famtrip gồm các thành viên đại diện cho hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch 3 miền Bắc - Trung - Nam, các cơ quan thông tấn báo chí... với mục đích phát triển du lịch địa phương.  Chuyến Famtrip đã khiến các thành viên trong đoàn được trải qua những cung bậc cảm xúc kỳ diệu.

Đọc thêm

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - “Từ trải nghiệm tới trái tim”

Sân khấu nhạc nước - Nơi dự kiến sẽ diễn ra Chương trình Khai mạc Mùa Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024. (Ảnh: mythainguyen)
(PLVN) -  Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2024), 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Mùa du lịch năm 2024 mang chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.

Trải nghiệm tour mới của đất Kinh kỳ

Khu du lịch Ao Vua với thiên nhiên hữu tình hấp dẫn du khách. (ảnh: huyện Ba Vì)
(PLVN) - Nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát triển du lịch hiệu quả, sau khi 16 tour đêm đặc sắc Hà Nội được giới thiệu, ngành du lịch Thủ đô mở rộng thêm tour đêm ngoại thành Hà Nội và phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm nội đô, gắn với di sản - di tích, làng nghề, ẩm thực.

Để du khách không phải 'mặc cả' khi đến Việt Nam

Hàng rong “chặt chém”, chèo kéo khách đã trở thành “điểm trừ” với du lịch Việt. (Ảnh minh họa - Báo TTH)
(PLVN) - Nạn “chặt chém” không chỉ ảnh hưởng đến sức chi tiêu của du khách khi du lịch mà còn làm hình ảnh Việt Nam mất điểm trong mắt bạn bè quốc tế. Đây vẫn là một trong những vấn đề cần được ngành Du lịch quan tâm, sớm có giải pháp khắc phục.

Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng

Toàn cảnh đêm khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Tối 18/4, tại quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 và công bố di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương.

Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 có doanh thu trên 180 tỷ đồng

Du khách tìm đặt tour trong dịp hè 2024 (ảnh Huy Hoàng).
(PLVN) - Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 (VITM Hà Nội 2024) vừa bế mạc vào chiều 14/4/2024 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Trong 4 ngày từ 11-14/4/2024, Hội chợ đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc tại Hội chợ với trên 12.000 cuộc hẹn bên lề hội chợ; đã có hơn 10.000 tour & sản phẩm du lịch khuyến mãi được cung cấp tại Hội chợ. Doanh thu bán sản phẩm du lịch đạt trên 180 tỷ đồng.

Hà Nội đẹp nao lòng mùa sấu trút lá

Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

(PLVN) - Những ngày này khi đi qua nhiều con phố của Hà Nội, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những thảm lá vàng rụng phủ kín đường, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Hà Nội đang bước vào mùa sấu trút lá...

Hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng mở rộng tại Bắc Giang

Ban tổ chức tặng quà đại diện đại biểu các tỉnh, thành phố về tham dự hội nghị
(PLVN) -  Chiều 17/04, tại khách sạn Mường Thanh, thành phố Bắc Giang, đã diễn ra hội nghị liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng Sông Hồng mở rộng gồm: (Bắc Giang, Hà Nội , Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vīnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Đây là thị trường du lịch truyền thống và trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá.

Bảo đảm an toàn du lịch dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân nô nức đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. (Nguồn: BN)
(PLVN) - Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, du khách đổ về các điểm du lịch, di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội tăng mạnh. Ngoài sự tăng cường giữ gìn an ninh trật tự của các lực lượng chức năng, người dân cũng cần nâng cao ý thức bảo đảm an toàn cho chính mình.

Diện mạo thành phố Điện Biên Phủ sau 70 năm giải phóng

Một góc thành phố Điện Biên Phủ hôm nay.
(PLVN) - Mảnh đất Điện Biên Phủ từng bị chiến tranh tàn phá khốc liệt, đổ nát, chằng chịt những những hố bom, giao thông hào ngày nào nay đã khoác lên mình diện mạo mới đầy sức sống, thành một thành phố trẻ, năng động, hiện đại nơi cực Tây Tổ quốc.

Sơn nữ Lai Châu khoe tài trong Lễ Hội Trà

Sơn nữ Lai Châu khoe tài trong Lễ Hội Trà
(PLVN) -  Một trong những hoạt động sôi nổi, hấp dẫn tại khuôn khổ Lễ hội Trà và Tuần Văn hóa - Du lịch huyện Tân Uyên (Lai Châu) lần thứ nhất diễn ra từ 12 – 14/4 là thi hái, sao chè.