Du lịch Bình Thuận: Cơ hội cho phượng hoàng sải cánh

Du lịch Bình Thuận: Cơ hội cho phượng hoàng sải cánh
(PLVN) -Sau khi tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận đưa vào sử dụng, cơ hội ngành du lịch của Bình Thuận phát triển được ví như chim phượng hoàng được sải cánh bay cao, bay xa hơn.

Tiềm năng du lịch được khơi dậy

Bình Thuận có lợi thế lớn về thiên nhiên với đường bờ biển dài, đẹp, trong lành. Lượng ngày nắng trung bình trong năm lên đến 300 ngày, thời tiết ấm áp, khô ráo, thích hợp tổ chức các hoạt động ngoài trời, vui chơi giải trí ở biển, du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng và thể thao biển. Nhiều thắng cảnh đẹp của Bình Thuận cũng thu hút du khách tham quan như Hòn Rơm, đảo Phú Quý, Gành Son, Giếng Tiên, mũi Kê Gà...

Năm Du lịch quốc gia 2023, Bình Thuận là địa phương đăng cai nhiều hoạt động nổi bật đã và đang chứng tỏ được tiềm năng, thế mạnh tạo đà cho du lịch phát triển. Chương trình là nơi kết nối và hội tụ giữa các tỉnh trong khu vực lân cận và xa hơn nữa là khu vực phía Bắc và các nước châu Á - Thái Bình Dương, hướng tới mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trên cả nước và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đồi cát tại Khu du lịch Bàu Trắng U&Me, Thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Đồi cát tại Khu du lịch Bàu Trắng U&Me, Thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Du lịch Bình Thuận trong thời gian qua đã trở thành tâm điểm đầu tư với hàng loạt dự án nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp của hàng loạt tập đoàn lớn đang được triển khai sau khi tuyến đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có tổng chiều dài 99km được đưa vào khai thác sử dụng. Tuyến cao tốc này được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng trong việc từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đồng bộ, là cú hích cho tỉnh Bình Thuận phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, góp phần khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của địa phương.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bình Thuận, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển và thể thao biển. Các sản phẩm quan trọng là du lịch khai thác đặc trưng văn hóa địa phương, du lịch làng chài và các sản phẩm hỗ trợ gồm các loại hình vui chơi giải trí ban đêm, vui chơi giải trí công nghệ cao, mua sắm các sản vật, hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ...

Du lịch Bình Thuận trong thời gian vừa qua đã trở thành tâm điểm của nhiều du khách.

Du lịch Bình Thuận trong thời gian vừa qua đã trở thành tâm điểm của nhiều du khách.

Để khai thác tốt lợi thế về tiềm năng du lịch. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được quan tâm. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm được đảm bảo, chất lượng nguồn nhân lực du lịch, dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao.

Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận được xác định là 1 trong 3 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã có sự phát triển tích cực như: Địa bàn du lịch được mở rộng, các điểm danh thắng được tôn tạo, nâng cấp; hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển; chất lượng dịch vụ du lịch từng bước được nâng lên, thương hiệu và uy tín được giữ vững, tương lai không xa Bình Thuận trở thành địa phương trọng điểm về du lịch của cả nước.

Thí điểm hoạt động kinh tế đêm

Theo dự thảo đề án, giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Bình Thuận tổ chức thí điểm hoạt động phát triển kinh tế ban đêm ở một số khu vực phù hợp tại 5 địa phương, gồm: Thành phố Phan Thiết, huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình, huyện Hàm Thuận Nam và thị xã La Gi. Đến giai đoạn 2026-2030, tỉnh tiếp tục khảo sát, xác định các địa điểm, khu vực phù hợp của từng địa phương trên địa bàn tỉnh để tổ chức khai thác phục vụ kinh tế ban đêm.

Mục tiêu của đề án là thúc đẩy phát triển mạnh các hoạt động kinh tế ban đêm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, xây dựng Phan Thiết - Mũi Né và các điểm du lịch trở thành điểm đến sôi động, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu làm việc, vui chơi giải trí, mua sắm, thưởng thức ẩm thực, trải nghiệm cuộc sống về đêm của người dân và du khách. Qua đó, thúc đẩy ngành dịch vụ, du lịch phát triển mạnh mẽ, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đồng thời phát triển các ngành kinh tế khác, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ngọn Hải đăng Kê Gà thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Ngọn Hải đăng Kê Gà thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Đồng thời, cho phép thí điểm tổ chức các hoạt động kinh tế ban đêm tại một số khu du lịch, nghỉ dưỡng trọng điểm đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh, như: Tổ hợp Khu du lịch Thung Lũng Đại Dương (NovaWorld Phan Thiet, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết); Tổ hợp Du lịch nghỉ dưỡng Thanh Long Bay (xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam).

Đề án tập trung vào phát triển mô hình dịch vụ, sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế ban đêm tại thành phố Phan Thiết ở khu vực dọc hai bên đường Nguyễn Đình Chiểu (từ Khu du lịch Cà Ty đến Khu du lịch Sài Gòn - Mũi Né), phường Hàm Tiến; khu vực trung tâm thành phố Phan Thiết (trên trục đường Nguyễn Tất Thành - Lê Duẩn hoặc 2 bên bờ sông Cà Ty). Sản phẩm, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế ban đêm là các hoạt động dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, dịch vụ tham quan du lịch về đêm và các hoạt động kinh tế ban đêm khác

Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết: Yêu cầu bổ sung vào đề án các địa điểm phát triển kinh tế ban đêm tại huyện Phú Quý. Theo lộ trình, hoạt động kinh tế ban đêm sẽ được ưu tiên phát triển tại TP Phan Thiết, thị xã La Gi và huyện Phú Quý. Các sản phẩm, dịch vụ bao gồm nhạc nước, bắn pháo hoa, các trục đường phát triển thương mại. Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu hoàn thiện các trục đường giao thông, bãi đậu xe tại các khu du lịch và đẩy mạnh quảng bá.

Trước đó, từ năm 2020, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm. Gần đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng ban hành Đề án một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm. Đề án đặt mục tiêu trong ba năm tới, một số trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM, Cần Thơ... có tối thiểu một mô hình về phát triển sản phẩm du lịch đêm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Công bố 100 điều thú vị tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023

Công bố 100 điều thú vị tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023
(PLVN) -  Tối 3/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ công bố kết quả Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị”. Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) chính là một trong những điểm tham quan thú vị của thành phố mang tên Bác được gắn bảng vàng đầu tiên.

Hàn Quốc quảng bá văn hóa, du lịch tại TP HCM

Hàn Quốc quảng bá văn hóa, du lịch tại TP HCM
(PLVN) - Cuối tháng 11 vừa qua, tỉnh Gyeongsangbuk-do (Hàn Quốc) phối hợp với Sở Du lịch TP HCM tổ chức Hội thảo Giới thiệu Văn hóa và Du lịch nhằm quảng bá những nét đẹp đặc trưng, di sản văn hoá lịch sử được UNESCO công nhận tại tỉnh Gyeongsangbuk-do.

Để du khách quốc tế trở thành những đại sứ du lịch

Việt Nam đang có nhiều lợi thế hấp dẫn du khách quốc tế từ sau đại dịch COVID-19. (Nguồn ảnh: danangfantasticity.com)
(PLVN) - Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 10 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 4,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, toàn ngành đã đón khoảng 10 triệu lượt khách quốc tế trong giai đoạn này.

Lễ hội Nghinh Ông - đặc trưng của vùng “Hạ Long phương Nam”

Người dân địa phương thực hiện các nghi thức tại lễ hội Nghinh Ông huyện Kiên Hải.
(PLVN) - Tối 27/11, tại xã Lại Sơn (còn gọi là Hòn Sơn), huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, đã diễn ra lễ khai mạc "Lễ hội Nghinh Ông 2023" gắn với kết nối doanh nghiệp các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nhằm quảng bá, giới thiệu, phát triển Du lịch Biển đảo của tỉnh.

Không để di sản biển “ngủ yên”…

270 hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Với đường bờ biển dài hơn 3.000km, đứng thứ 27/158 quốc gia ven biển, đảo trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn về tài nguyên biển. Trong đó, di sản biển chính là tài nguyên nhân văn vô cùng quý báu cần được “đánh thức” trong chiến lược phát triển biển, đảo của nước ta hiện nay.

Tìm về nét đẹp di sản U Minh

 Một góc U Minh Thượng, nơi có các di tích lịch sử nổi tiếng. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - U Minh là một cái tên mà khi nhắc đến vẫn gợi lên trong lòng người nhiều cảm xúc kì lạ bởi sự hoang sơ, kì bí và sức hút khó cưỡng của một quần thể di sản kì vĩ mà mỗi một người Việt ai cũng mong muốn đến một lần.

Bảo tàng Thế giới Cà phê đón vị khách thứ 5 triệu sau 5 năm mở cửa

Bảo tàng Thế giới Cà phê đón vị khách thứ 5 triệu sau 5 năm mở cửa
(PLVN) - Bảo tàng Thế giới Cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên Legend vừa đón vị khách thứ 5 triệu tại chương trình “5 năm - 5 triệu du khách - Triệu lời tri ân đến những người yêu và đam mê cà phê”. Vị khách may mắn này là người đẹp Melissa Tjemma Janneke Bottema - Hoa hậu Hòa Bình Hà Lan, Á hậu 5 Hoa hậu Hoà Bình quốc tế 2023.

Trăn trở phát triển tour du lịch nội thành

City tour trở thành sản phẩm chủ đạo ở nhiều thành phố du lịch. (Nguồn: Klook, Transerco)
(PLVN) - City tour (các tour du lịch nội thành) đã và đang được nhiều thành phố du lịch trọng điểm trong nước xây dựng thành sản phẩm du lịch chủ đạo. Tuy nhiên, để xây dựng một mô hình tour có điểm nhấn và bản sắc riêng để hấp dẫn du khách lại không hề dễ dàng.