Dự báo nhiều trường “tốp dưới” xét tuyển “ảo”

Với sự rối rắm trong khâu xét tuyển, các chuyên gia tuyển sinh dự báo năm nay các trường tốp dưới sẽ đối diện với hiện tượng thí sinh ảo bởi khi có nhiều lựa chọn, thí sinh sẽ “ đứng” trường này “ngó” trường kia là điều khó tránh khỏi… Và thay vì hồ sơ đăng kí “ảo” các trường tốp dưới sẽ xét tuyển… “ảo”.

[links()] Kỳ thi ĐH năm 2012 đã kết thúc, không có phát hiện thi hộ, thi kèm. Dự kiến cuối tháng 7 các trường sẽ công bố điểm thi. Tuy nhiên, năm nay với nhiều quy định mới đặc biệt ở khâu xét tuyển dự báo sẽ có nhiều câu chuyện “ảo”…  

Kỳ thi đại học năm 2012 đã kết thúc
Kỳ thi đại học năm 2012 đã kết thúc
Có thể thay đổi điểm sàn?
Ngay khi kết thúc đợt I kỳ thi tuyển sinh ĐH, nhiều trường đã bắt tay vào việc chấm thi để có kết quả sớm cho thí sinh. Sớm nhất phải kể đến ĐH Thủy lợi. Hiệu trưởng Nguyễn Quang Kim cho biết, bắt đầu từ ngày 7/7 trường bắt đầu chấm thi và dự kiến sẽ chấm xong các môn trắc nghiệm trong vòng 1 tuần, công tác chấm thi theo đó sẽ hoàn thành vào ngày 25/7. Với số thí sinh dự thi chỉ xấp xỉ 50% so với hồ sơ đăng ký dự thi, trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng sẽ công bố điểm cuối tháng 7. 
Một trong số những trường có thí sinh dự thi đông nhất cả nước, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội sẽ phải chấm 120.000 bài thi của 40.000 thí sinh thi đợt đầu. ĐH Công nghiệp Hà Nội sẽ bắt tay vào chấm thi ngay sau khi kết thúc môn thi cuối với dự kiến công bố điểm thi vào ngày 27/7. ĐH Bách khoa Hà Nội cũng dự kiến sau khi hoàn tất đợt tuyển sinh thứ 2 trường sẽ chấm thi và công bố kết quả vào cuối tháng 7. Năm nay trường tuyển sinh 5.200 chỉ tiêu ĐH và 800 CĐ. Những thí sinh đạt điểm thi cao có thể đăng ký kiểm tra đầu vào để học lớp kỹ sư tài năng. Phần lớn các trường khối A đều dự kiến công bố điểm vào khoảng 25/ 7 tới trước 1/8. 
Xét tuyển… ảo?
Năm nay, ngành GD&ĐT chủ trương đổi mới tuyển sinh ĐH bằng cách kéo dài thời gian xét tuyển đến ngày 30/11 và không hạn chế số lần tuyển, cũng như các trường có thể hạ điểm chuẩn nhằm tạo thêm cơ hội học tập cho thí sinh tốp dưới và cơ hội tuyển sinh cho các trường khó tuyển. Tuy nhiên, chính điều này mang lại vướng mắc cho các trường trong đào tạo. 

1556 thí sinh bỏ thi môn cuối

Kết thúc môn thi cuối của đợt 2, cả nước có 52 thí sinh bị đình chỉ thi. Trong đó, khiển trách 10, cảnh cáo 05, đình chỉ thi 37. Như vậy, ở đợt 2 thi ĐH, tổng cộng có 192 thí sinh bị xử lý kỷ luật. So với cùng kỳ năm 2011, tỷ lệ thí sinh đến dự thi đại học đợt II khối B, C, D và Năng khiếu buổi sáng ngày 10/7/2012 tăng 0,07% (năm 2011 là 80,10%) là 598.658 thí sinh đạt 80,17%.

So với buổi chiều hôm qua có thêm 1.556 thí sinh bỏ thi. Trong công tác coi thi, theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, trong buổi thi sáng 10/7, có 52 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật (khiển trách 10, cảnh cáo 05, đình chỉ thi 37); không có cán bộ coi thi nào bị xử lý kỷ luật.

Không giới hạn thời gian xét tuyển, các trường mở cửa đón thí sinh đến khi nào đủ chỉ tiêu thì thôi. Điều đó dẫn đến khả năng đoán một số trường sẽ “vơ bèo vạt tép” cho đủ chỉ tiêu. Và như thế, câu hỏi liệu có đảm bảo được điểm xét tuyển trên mức điểm sàn lại hiện diện. 

Theo phân tích của lãnh đạo một số trường thì phương án này cũng sẽ gây nhiều rắc rối cho họ bởi lượng thí sinh “ảo” sẽ rất nhiều. Với việc có thể nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả thi để dự tuyển vào bất kỳ trường nào, thí sinh có thể nộp cùng lúc 10 hồ sơ xét tuyển, sau đó lựa chọn một trường. Điều này đồng nghĩa với việc 9 hồ sơ còn lại sẽ là con số ảo. Đây là nguyên nhân chính khiến các trường top dưới, đặc biệt là các trường ngoài công lập, luôn bị động trong việc lo tuyển đủ chỉ tiêu. 
Theo quy định, năm nay TS được nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả thi khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, đến khi trúng tuyển mới phải nộp bản chính có dấu đỏ của các trường. Tuy nhiên, TS lại được cấp tới 2 giấy chứng nhận có dấu đỏ. Vì thế sẽ có ít nhất 2 trường phải chờ đợi 1 TS đến nhập học. Đó là chưa nói TS còn gửi bản sao đi rất nhiều trường khác và các trường này cũng sẽ rơi vào tình trạng phải chờ đợi xem TS có học ở trường mình hay không. 
GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH dân lập Hải Phòng khẳng định: “Việc cho phép hạ điểm chuẩn như vậy sẽ làm rối loạn cả hệ thống chứ không chỉ một số trường. Các trường sẽ rơi vào tình trạng luôn luôn không ổn định vì không biết TS có học ở trường mình hay không? Tâm lý TS cũng không yên tâm vì phải chờ đợi xem trường dự thi có hạ điểm chuẩn hay không”. 
Theo ông Vũ Văn Hóa việc kéo dài tuyển sinh tưởng các trường được lợi nhưng lại là bất lợi vì thời gian đào tạo sẽ kéo dài. Trước kia, ngày 20/8, các trường đồng loạt gọi học, khép lại quá trình tuyển sinh, bắt đầu đào tạo đồng loạt, dễ quản lý. Ông Hóa cho rằng, áp dụng kiểu tuyển sinh lai rai thế này, các trường sẽ làm việc quanh năm, nghỉ hè không đồng nhất, khó cho kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, đào tạo giáo viên. Nên chăng, trở về như trước, các thí sinh trượt có thể về học ở địa phương vì địa phương nào cũng có trường ĐH. 
Như vậy, cùng với sự rối rắm trong khâu xét tuyển, các chuyên gia tuyển sinh dự báo năm nay các trường tốp dưới sẽ đối diện với hiện tượng thí sinh ảo bởi khi có nhiều lựa chọn, thí sinh sẽ “ đứng” trường này “ngó” trường kia là điều khó tránh khỏi… Và thay vì hồ sơ đăng kí “ảo” các trường tốp dưới sẽ xét tuyển… “ảo”.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường công bố kết quả tuyển sinh trước 1/8. Nhiều trường dự kiến ngày 25/7 sẽ có điểm thi và điểm chuẩn cũng tương đương như năm trước.
Uyên Na

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...