Dự án sân bay Long Thành: Đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình

Các đại biểu tại phiên họp.
Các đại biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội (QH) đưa ra tại phiên họp sáng nay, 9/11, thảo luận ở hội trường về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của QH về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Phân tích để có thêm bài học kinh nghiệm

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cơ bản đồng tình với đề nghị của Chính phủ và ý kiến thẩm tra về việc cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn để tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục triển khai hoàn thành các dự án thành phần có cấu phần xây dựng, triển khai công tác giải ngân các dự án.

Theo đại biểu, việc xem xét điều chỉnh này đưa vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 6 là phương án này là hợp lý. Qua nghiên cứu hồ sơ, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nêu một số băn khoăn. Cụ thể, thực tế tiến độ dự án sân bay Long Thành đang rất chậm và gặp nhiều khó khăn. Đại biểu cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này; Chính phủ, tỉnh Đồng Nai cần phân tích để có thêm những bài học kinh nghiệm và sau này khi triển khai những dự án tương tự sẽ có giải pháp phù hợp.

Bên cạnh đó, đại biểu chỉ rõ, Nghị quyết số 53/2017/QH14 quy định “Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiến hành một lần và hoàn thành trước năm 2021”. Tại Tờ trình, Chính phủ kiến nghị QH kéo dài thời gian thực hiện Dự án “đến hết năm 2024”, tức là dự kiến sẽ chậm tới 3 năm.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa băn khoăn, việc điều chỉnh thời gian dự án thành phần này đã và sẽ ảnh hưởng như thế nào tới tiến độ hoàn thành đưa vào khai thác giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành dự kiến xong vào năm 2025. Điều này phải có sự cam kết rõ ràng từ phía Chính phủ.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại phiên họp.

"Câu hỏi đặt ra là toàn bộ dự án có bị chậm không, bị chậm trong bao lâu và ngoài việc điều chỉnh thời gian lần này thì còn có thể sẽ phải trình nội dung nào khác không? Nếu chậm giai đoạn đầu thì phải tổng lực đẩy nhanh giai đoạn cuối, do đó cần lưu ý khi đẩy nhanh tiến độ phải đảm bảo chất lượng công trình", đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cũng đề nghị cần có những đánh giá sát thực hơn về nguyên nhân dẫn đến việc triển khai dự án bị chậm nhiều so với tiến độ, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan để từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả, tránh việc đã gia hạn nhưng vẫn tiếp tục chậm trễ trong thời gian tới.

Dự án chậm do nhân sự chủ chốt của UBND tỉnh Đồng Nai có nhiều thay đổi

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) cho rằng, đề xuất kéo dài thời gian thực hiện giải ngân số vốn như Chính phủ trình chưa thực sự phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước. Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung số vốn còn thiếu của dự án vào Nghị quyết của QH về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024 chuẩn bị trình QH thông qua tại kỳ họp này, trên cơ sở cân đối nguồn lực trong dự toán.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu) cho biết, qua theo dõi nội dung thảo luận, đa phần các ý kiến đều thống nhất cần bố trí đủ vốn để dự án này hoàn thành trong năm 2024, vấn đề khác nhau chỉ là yếu tố kỹ thuật. Dự toán ngân sách năm 2021 đã được QH bấm nút quyết toán. Dự toán từ năm 2021 trở về trước đã bị hủy, QH chỉ có thể kéo dài nguồn vốn của năm 2022 chưa quyết toán trở về sau.

Đại biểu đề nghị bổ sung bố trí vào dự toán ngân sách năm 2024 để đảm bảo đủ vốn cho dự án này, đồng thời tăng bội chi tương ứng để đảm bảo giải quyết đúng quy định, tạo thuận lợi cho dự án hoàn thành.

Một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm trong việc tăng, giảm tổng mức đầu tư, diện tích sử dụng đất kéo dài thời gian thực hiện dự án; tăng cường kiểm tra, giám sát và kịp thời xử lý các vướng mắc đối với dự án trọng điểm này.

Báo cáo, làm rõ các vấn đề QH quan tâm tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng cho biết, về nguyên nhân dự án chậm tiến độ, ngoài các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan là do nhân sự chủ chốt của UBND tỉnh Đồng Nai trong thời gian thực hiện dự án có nhiều thay đổi.

Thủ tục lập quy hoạch tái định cư, thiết kế đấu thầu kéo dài và lực lượng lao động khan hiếm sau giãn cách của đại dịch Covid-19, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các gói thầu xây dựng…

"Qua báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, có thể thấy trong quá trình triển khai thực hiện kể từ khi QH có quyết định phê duyệt chủ trương, các bước phê duyệt dự án có nhiều vướng mắc", Bộ trưởng thông tin.

Bộ trưởng GTVT nêu rõ, sau góp ý của các đại biểu QH, Chính phủ sẽ tiếp tục đánh giá, xác định các nguyên nhân chủ quan để từ đó rút kinh nghiệm và có các giải pháp khắc phục triệt để trong thời gian tới.

Về giải pháp triển khai xử lý dứt điểm các nội dung còn tồn tại sau khi được QH cho phép kéo dài thời gian thực hiện, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để khẩn trương có các giải pháp xử lý dứt điểm.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã yêu cầu các chủ đầu tư lập tiến độ thi công tổng thể, chi tiết, đôn đốc kịp thời và có các biện pháp tăng cường.

Chính phủ sẽ theo dõi sát sao, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo theo các nội dung Nghị quyết của QH để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, góp phần để dự án triển khai đúng tiến độ.

Theo tờ trình của Chính phủ, để có cơ sở triển khai thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho Dự án, Chính phủ kiến nghị QH xem xét, thông qua kéo dài thời gian thực hiện Dự án đến hết năm 2024. Đồng thời, kéo dài thời gian giải ngân đối với 966,749 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và 1.543,623 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đến hết ngày 31/12/2024 để tiếp tục bố trí vốn thực hiện, hoàn thành Dự án.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.