Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Cần tính đến tính khả thi cho các phương án tài chính

Ảnh minh hoạ: VOV
Ảnh minh hoạ: VOV
(PLVN) -  Theo Báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, việc đầu tư dự án này là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong tương lai, đồng thời đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững giao thông vận tải, tái cấu trúc đô thị và phân bổ dân cư, lao động trên hành lang Bắc-Nam, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Sáng nay (9/10), tại Diễn đàn "Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam những vấn đề đặt ra" do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức, các ý kiến đã đề cập đến nhiều góc độ của việc thực hiện Dự án trong điều kiện hiện nay.

Ông Đào Ngọc Vinh, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) - thành viên đứng đầu liên danh tư vấn chuẩn bị dự án - cho biết, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt dài khoảng 1.559km, đi qua 20 địa phương, nối Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Thời gian thực hiện dự kiến giai đoạn đầu chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2020-2030 đầu tư xây dựng đoạn Hà Nội-Vinh và Nha Trang-TPHồ Chí Minh. Giai đoạn 2 dự kiến từ năm 2030-2040, đầu tư xây dựng đoạn Vinh-Nha Trang, trong đó đoạn Vinh-Đà Nẵng hoàn thành năm 2040, đoạn Đà Nẵng-Nha Trang có thể kéo dài tới năm 2045.

Tốc độ thiết kế đoàn tàu 350 km/giờ, tốc độ khai thác 320 km/giờ, được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách.

"Dự án sử dụng công nghệ đoàn tàu sử dụng động lực phân tán; công nghệ hệ thống thông tin tín hiệu, sử dụng công nghệ truyền tín hiệu điều khiển qua sóng vô tuyến, đóng đường sử dụng phân khu di động... Tổng mức đầu tư dự án toàn tuyến là 58,71 tỷ USD; trong đó, giai đoạn 1 khoảng 24,71 tỷ USD; giai đoạn 2 khoảng 34 tỷ USD. Hình thức đầu tư theo đối tác công tư PPP" - ông Đào Ngọc Vinh cho hay.

Tán thành sự cần thiết sớm triển khai Dự án, TS Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề nghị cần lựa chọn công nghệ phù hợp với nhu cầu và khả năng của nền kinh tế, giữa hai công nghệ: đường sắt tốc độ cao (tốc độ khai thác bình quân 120 km/h, tối đa 200 km/h, khổ 1435 mm, vừa vận tải hành khách và hàng hóa) và đường sắt cao tốc (từ trên 300 km/h, tốc độ khai thác bình quân 200 km/h) khi xây dựng Dự án này. 

Cùng nhận định về vai trò của tuyến đường sắt này, Giáo sư-tiến sỹ Bùi Xuân Phong, Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam bày tỏ quan điểm, "Tuyến đường sắt hiện đại tốc độ cao Bắc-Nam trong tương lai không đơn thuần chỉ để phát triển vận tải bền vững, hài hòa các phương thức vận tải mà còn mang đến cơ hội phát triển chung trên trục đường nó đi qua.

Lợi thế thương mại và nguồn lực phát triển được chia sẻ giữa các khu vực sẽ tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa các khu vực kém phát triển; là điều kiện tốt để quy hoạch lại đô thị, góp phần mở rộng không gian, chia sẻ và giảm áp lực đối với các đô thị lớn phát triển".

Quan tâm đến nguồn tài chính cho Dự án, Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, "mỗi phương án tài chính cần được xây dựng trên cơ sở cập nhật và phân tích đúng thực trạng cũng như xu hướng tăng trưởng kinh tế, chi ngân sách nhà nước, khả năng vay nợ công và vay ODA… nhằm tăng tính khả thi của mỗi phương án tài chính nói riêng và của toàn bộ dự án nói chung".

Từ thực tiễn tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay, Ttiến sỹ Đặng Huy Đông cho rằng để thực hiện dự án này, chỉ nên sử dụng vốn ngân sách cho phần giải phóng mặt bằng và làm đường ray, còn kết hợp vốn tư nhân cho hai hạng mục nhà ga và đoàn tàu.

Còn ông Trần Ngọc Hùng -  Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - đề xuất, trước mắt triển khai dự án bằng ngân sách nhà nước đoạn đường tốc độ cao từ TP Hồ Chí Minh đi Nha Trang. Sau một vài năm hoàn thành chạy thử hiệu quả, cơ quan chức năng mới triển khai dự án tốc độ cao theo quy hoạch.

Ở góc độ khác, theo TS Trần Việt Hùng, Tổng hội Cơ khí Việt Nam, để việc triển Dự án hiệu quả, cần chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực và phát triển ngành công nghiệp đường sắt. Nhưng đối với ông Trần Ngọc Hùng, cơ quan lập dự án, thẩm định dự án cần làm rõ về chi phí, cơ sở vật chất cho đào tạo bảo hành, sửa chữa... trong quá trình vận hành vì "chúng ta chưa đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để triển khai tàu tốc độ cao 320 km/h".

Trước đó, vào đầu năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, tốc độ khai thác 320km/giờ, được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách với thời gian 5 giờ 20 phút (nếu không dừng ở một số ga) và 6 giờ 55 phút nếu dừng ở tất cả ga. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1,3 triệu tỷ đồng (58,7 tỷ USD).

Tuy nhiên, ngay sau đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam với tổng vốn đầu tư chỉ 26 tỷ USD; tốc độ 200km/giờ./.

Đọc thêm

Thiếu niên tử vong sau va chạm với xe tải

Hiện trường vụ tai nạn.
(PLVN) - Sáng 23/4, Công an xã Hải Chánh (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) cho biết, trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn vừa xảy ra một vụ tai nạn giao thông khiến một thiếu niên tử vong tại chỗ.

Tàu hỏa, xe khách còn nhiều ghế trống trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 ngành đường sắt sẽ thêm nhiều chuyến tàu khách trên các tuyến.
(PLVN) - Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 tới đây, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, nhu cầu đi lại của người dân dự báo sẽ tăng cao. Vì vậy, ngành đường sắt, các hãng vận tải đều đã lên phương án tăng cường phương tiện, tăng chuyến khi cần thiết.

Đề xuất đầu tư mở rộng 18 tuyến cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe

Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư mở rộng 18 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam lên quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh
(PLVN) -Theo Báo cáo Bộ Xây dựng về chủ trương nghiên cứu đầu tư mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam của Ban Quản lý dự án 6, quy hoạch tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2.063 km, quy mô từ 6 - 12 làn xe. Đến nay, toàn tuyến đã đưa vào khai thác 1.206 km, đang thi công 834 km.

Xóa bỏ 4 đường ngang dân sinh tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Lực lượng chức năng phá dỡ đường ngang dân sinh tự phát băng qua đường sắt tại Hà Tĩnh. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Ngày 21/4, thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương tiến hành phá bỏ 4 đường ngang người dân tự mở băng qua đường sắt ở địa bàn xã Hương Trạch, huyện Hương Khê. Đây là những tuyến đường ngang dân sinh tự phát nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông (TNGT) rất cao.

Giao thông hiện đại phải song hành với ứng xử văn minh

Hình ảnh kém đẹp trên tuyến Metro số 1. (Nguồn: Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Thời gian qua, diện mạo giao thông cả nước đã có nhiều thay đổi, nhất là với sự xuất hiện của các phương tiện công cộng hiện đại. Tuy nhiên, để hướng tới giao thông văn minh, hiện đại thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có vấn đề nâng cao ý thức người dân khi sử dụng phương tiện công cộng.

Đắk Nông: Sắp khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười. Ảnh Nguyễn Lương
(PLVN) - Chiều 21/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam, phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười thông tin, tỉnh quyết định sẽ khởi công Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào ngày 28/4.

Khánh thành dự án nghìn tỷ kết nối QL1 với đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại

Khánh thành dự án nghìn tỷ kết nối QL1 với đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại
(PLVN) - Nhằm hướng tới chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 19/4, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến Lễ khánh thành dự án Tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại.