Đồng phạm là thế nào?

(PLO) -Anh Phạm Xuân Thanh, TP. Thái Bình hỏi: Tôi có đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng thì tôi có thắc mắc sau: hai người thực hiện hành vi phạm tội ở cùng một địa điểm, trong cùng một khoảng thời gian thì hành vi nào được coi là đồng phạm và hành vi nào được coi là hai tội phạm khác nhau? Pháp luật hiện nay quy định về đồng phạm như thế nào?

Trả lời: 

Có thể lấy ví dụ để phân biệt hai trường hợp mà bạn thắc mắc như sau: Hai người A và B cùng thực hiện một hành vi đó là trộm cắp tài sản nhưng sẽ có hai trường hợp sau: 

Trường hợp 1 nếu hai người này có sự chuẩn bị trước, bàn bạc thảo luận với nhau về thời gian, địa điểm, phương thức, cách thức... thực hiện tội phạm thì hai người A và B trong trường hợp này là đồng phạm. 

Trường hợp 2 là A và B không hứa hẹn, không có sự chuẩn bị trước mà cùng trộm đồ của gia đình nào đó thì hành vi của A và B trong trường hợp này không được coi là đồng phạm. Trong trường hợp này A và B sẽ bị truy tố độc lập về tội trộm cắp tài sản. Vì thế có thể phân biệt trường hợp này với đồng phạm với những lí do sau:

- Với loại tội ở trường hợp 2 thì tội phạm không có mốt liên hệ với nhau, không cùng nhau vạch ra kế hoạch, cách thức và phân công nhiệm vụ rõ ràng trong vụ án...

- Với đồng phạm thì hoàn toàn ngược lại với trường hợp 1 trên. Các đối tượng trong đồng phạm thì có mối quan hệ gắn bó, liên kết với nhau. Trước khi hành động thì các đối tượng này đã vạch sẵn kế hoạch cho từng người, từng giai đoạn thực hiện....

Hiện nay theo quy định của Bộ luật hình sự thì: 

"Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”

Theo đó đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thực hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia, có sự kết cấu, liên kết chặt chẽ giữa những đối tượng đó.

Có hai loại đồng phạm: là đồng phạm giản đơn và đồng phạm có tổ chức

- Đồng phạm giản đơn: là tất cả những người cùng thực hiện một tội phạm đều là người thực hành

- Đồng phạm có tổ chức là đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong vụ đồng phạm tùy vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ vai trò khác nhau: người tổ chức, người xúi giục, người thực hành, người giúp sức

+ Phạm tội có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. Đây còn là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia. Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu

+  Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Trực tiếp thực hiện tội phạm là trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm như: trực tiếp cầm dao chém nạn nhân, cầm súng bắn nạn nhân, trực tiếp chiếm đoạt tài sản, trực tiếp nhận hối lộ v.v… Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiên tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiên tội phạm. Dù là đồng phạm giản đơn hay  phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có người thực hành. Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích tội phạm không được thực hiện;

+Người xúi dục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức, khi hành vi xúi dục có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm trước khi bị xúi dục chưa có ý định tội phạm, vì có người khác xúi dục nên họ mới nảy sinh ý định tội phạm. Nếu việc xúi dục không liên quan trực tiếp đến hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm đã có sẵn ý định tội phạm, thì không phải là người xúi dục trong vụ án có đồng phạm (phạm tội có tổ chức). Tuy nhiên, nếu xúi dục trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội, người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện tội phạm, thì hành vi xúi dục được coi là hành vi thực hành thông qua hành vi của người không chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, người không phải chịu trách nhiệm hình sự trở thành công cụ để người xúi dục thực hiện tội phạm. Nếu xúi dục trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tội phạm thì người xúi dục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “xúi dục người chưa thành niên tội phạm” 

+  Người giúp sức: là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Trong 1 vụ án có đồng phạm, vai trò của người giúp sức cũng rất quan trọng, nếu không có người giúp sức thì người thực hiện tội phạm cũng gặp khó khăn. Ví dụ: H hứa với T sẽ tiêu thụ toàn bộ số tài sản nếu T trộm cắp được. Có sự hứa hẹn của H nên đã thúc đẩy T quyết tâm phạm tội vì đã có nơi tiêu thụ tài sản trộm cắp được.

Người giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, lời chỉ dẫn, cung cấp phương tiện phạm tội hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm, hứa che giấu người phạm tội, phương tiện, xóa dấu vết, hứa tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có.

Bạn có thể tham khảo những quy định trên để giải quyết thắc mắc của mình.

Tin cùng chuyên mục

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Đọc thêm

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.