Đón Tết với trà quýt cổ - món quà “Thiên thượng lạc nhân gian”

Trà quýt cổ là phẩm trà đặc biệt nhất của Shanam, đạt cả hương lẫn vị, tốt cho sức khỏe người dùng.
Trà quýt cổ là phẩm trà đặc biệt nhất của Shanam, đạt cả hương lẫn vị, tốt cho sức khỏe người dùng.
0:00 / 0:00
0:00
khi khắp nơi giăng giăng hương xuân, vị tết, nhón một trái trà quýt cổ, thả vào ấm, rót nước sôi 90 độ đánh thức trà, hương trà nổi hương thơm dịu, nổi bật mùi hoa quả chín, những trái đã qua năm,

Phẩm trà mới nhà Shanam hương như sương mai, vị căng tràn mật rừng quyện trong tinh dầu quýt ấm nồng, hậu vị the the, ngòn ngọt, uống chén thứ nhất, như được ngược về ấu thơ, làm đứa trẻ ngày tết vụng mẹ ăn trái mứt quất vừa sên, chén thứ hai, thấy mình bên khung cửa mùa xuân, nhìn ra ngày sương giá mềm, trong lòng hoàn toàn tĩnh lặng, đến chén thứ ba, hương vị ngọt ngào, thanh khiết chiếm đầy ngũ quan, chỉ có thể thốt lên rằng “đây đích thực là phẩm trà Thiên thượng lạc nhân gian”.

“Tiểu thanh cam” thuần Việt

Trong cuốn “Sách trà” từ thời nhà Minh có ghi chép: Phổ nhĩ quýt- Tiểu thanh cam là thức trà uống một ấm có thể làm cho hai người chưa từng gặp mặt trở thành bạn. Cách thức để làm ra phẩm trà này cũng rất cầu kỳ: cắt vỏ cam thành từng sợi mỏng, sau đó sấy khô với 5 lạng trà ngon, để vào giữa các sợi cam, dùng vải lạnh dày để bọc, đặt trà lên trên, hâm nóng”.

Xuất xứ từ Vân Nam, tiểu thanh cam không chỉ cho hương vị đặc biệt thơm ngon mà còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe. Các nhà trà danh tiếng Trung Hoa có bí quyết riêng để làm ra phổ nhĩ quýt nhưng chuẩn vị nhất phải là quýt Tân Hội (Quảng Đông) hái từ trên cây, sau đó khoét nạo từ trên xuống, lấy cùi và phần múi bên trong ra, đem phơi ngược, tùy theo điều kiện thời tiết, có thể phơi trong vài giờ hoặc một ngày không quá khô. Sau đó đưa trà Phổ Nhĩ vào bên trong quýt. Cuối cùng, đậy nắp quả quýt và để khô từ vài tiếng đến nửa ngày hoặc dùng củi để nướng, sấy khô tự nhiên.

Trong một trái tiểu thanh cam, có tới 33 tiêu chuẩn thanh lọc. Quý hiếm và khó làm như vậy nên Phổ Nhĩ quýt luôn là món quà quý giá của bạn trà tìm mua tặng cho người mà mình trân quý.

Trái quýt hoi giống cổ, sinh trưởng tự nhiên, được Shanam dùng làm nguyên liệu sản xuất Trà quýt cổ.

Quýt hoi- giống quýt cổ vốn được trồng như một vị thuốc gia đình.

Quýt hoi- giống quýt cổ vốn được trồng như một vị thuốc gia đình.

Ấp ủ làm ra phẩm trà “Tiều thanh cam” thuần Việt từ nhiều năm nay, dị nhân làng trà Phạm Vũ Khánh đã âm thầm gầy dựng vùng nguyên liệu quýt hoi- giống quýt cổ vốn được trồng như một vị thuốc gia đình. “Đây là giống quýt rừng, quýt tự nhiên, sinh trưởng ở độ cao và nơi có môi trường sạch, khí hậu khắc nghiệt nên cho ra trái có mùi vị rất thú vị, hàm lượng tinh dầu cao, phù hợp để kết hợp với trà shan tuyết của shanam”, nghệ nhân Phạm Vũ Khánh “tiết lộ”. Hiện Công ty TNHH Trà và đặc sản Tây Bắc- chủ sở hữu thương hiệu trà Shanam đã có trong tay vùng nguyên liệu quýt cổ đủ để cho ra phẩm trà mới phục vụ bạn trà trong và ngoài nước.

Món quà “Thiên thượng lạc nhân gian”

Có tới tận nhà máy chè của Shanam nằm giữa núi rừng Tây Bắc mới hiểu vì sao nghệ nhân Phạm Vũ Khánh lại tự hào với trà quýt cổ- phẩm trà mới nhất của Shanam niên vụ 2023-2024.

Những trái quýt hoi chín cây được thu hái bằng tay, vận chuyển về nhà máy, được rửa sạch bằng nước suối, sau đó tuyển chọn những công nhân khéo tay nhất dùng thìa nhỏ nạo hết ruột quýt để riêng. Trà chín Shanam được những người làm trà Shanam tuyển chọn thu hái một tôm và hai hoặc ba lá từ cây chè shan tuyết cổ thụ trên 200 năm tuổi ở vùng núi cao Tây Bắc Việt Nam. Trà được làm héo, sao nhẹ, phơi khô, tiếp tục cho trà lên men đến độ nhất định, sau đó tiến hành cho vào bên trong quả Quýt tươi rồi hong khô tự nhiên. Để cho được trà vào quả quýt rừng nhỏ xíu này, những người thợ thủ công phải xoắn nhẹ lá trà, rồi từ từ, khéo léo đưa toàn bộ búp trà vào trong lòng quả quýt nhỏ, sao cho vừa đủ chặt nhưng vẫn đủ để trà tiếp tục lên men.

Kết hợp trà chín với trái quýt cổ, Shanam đem đến cho bạn trà không chỉ một phẩm trà quý mà còn là một phương thuốc dân gian.

Kết hợp trà chín với trái quýt cổ, Shanam đem đến cho bạn trà không chỉ một phẩm trà quý mà còn là một phương thuốc dân gian.

“Nhiều nơi cũng làm trà quýt, có nơi còn dùng quả chanh cho có mã đẹp nhưng nhìn đẹp thế thôi, dân làm trà nhìn biết là không uống vì đó là trà quýt công nghiệp, không phải Tiểu thanh cam trong truyền thuyết”, bà Nguyễn Thị Thắm, giám đốc bán hàng Shanam hài hước chia sẻ.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Thắm, trong các phẩm trà của Shanam thì trà chín được người tiêu dùng uống nhiều nhất. Nhiều bạn trà cho biết, khi uống nửa năm trở ra, những chỉ số có thể đo đếm được như mỡ máu, mỡ nội tạng, đều giảm một cách ấn tượng. Đặc biệt các bệnh như trào ngược dạ dày, rất nhiều người bị, sau khi thử uống trà chín một thời gian thì đều đỡ. Kết hợp trà chín với trái quýt cổ, Shanam đem đến cho bạn trà không chỉ một phẩm trà quý mà còn là một phương thuốc dân gian.

Tinh dầu quýt ngọt the, thanh thanh, hương quýt có tác dụng làm thư giãn tinh thần, kết hợp với trà chín, hỗ trợ hiệu quả cho đường hô hấp, đặc biệt những người bị xoang uống vào thấy rất dễ chịu. Trái quýt có vỏ dày, sần sùi với lớp lớp tinh dầu căng mọng ngấm sâu vào trong trà, đẩy nhanh quá trình lên men của trà chín. Khi để qua thời gian, trà quýt cổ tiếp tục lên men, đẩy hương thơm, độ ngọt mật lên tối ưu, chất trà và tinh dầu quýt chuyển hóa thành vị thuốc, dùng thanh nhiệt, giải độc, giảm mỡ máu, giảm cân, giảm căng thẳng thần kinh, là thức uống an thần có ích, tốt cho tiêu hóa, trị ho…

Đây là một phẩm trà có nhiều công dụng, góc độ thưởng thức rất thú vị. Chúng tôi đã thử nghiệm hai năm, phẩm trà này để 1 năm trở ra cho nước rất ngọt, càng để lâu càng quý, không có hạn sử dụng, rất phù hợp cho người Việt.”, bà Thắm cho biết.

Trà quýt cổ là phẩm trà đặc biệt nhất của Shanam, đạt cả hương lẫn vị, tốt cho sức khỏe người dùng.

Khác với Tiểu thanh cam của nước bạn, trà quýt cổ nhà Shanam không dùng giấy bọc quanh trái trà quýt vì nghệ nhân Phạm Vũ Khánh cho rằng bọc giấy vào thì đẹp mắt nhưng không có không khí cho trà tiếp tục thở, có thể dẫn tới hỏng, mốc. Ông thử nghiệm và khẳng định “nuôi trà trong chum gốm” mới là phương pháp cổ truyền tốt nhất đối với trà lên men- bao gồm cả trà quýt cổ.

Trái trà quýt cổ, vỏ màu nâu nhạt của trái khô tự nhiên điểm đốm trắng như tuyết sương,

Trái trà quýt cổ, vỏ màu nâu nhạt của trái khô tự nhiên điểm đốm trắng như tuyết sương,

Cầm trên tay trái trà quýt cổ, vỏ màu nâu nhạt của trái khô tự nhiên điểm đốm trắng như tuyết sương, màu trà trong trái quýt ngả vàng đỏ sang đỏ sậm do quá trình lên men tối ưu và để trà theo thời gian, có thể thấy ngay hương vị của núi rừng.

Ngày xuân con én đưa thoi, khi khắp nơi giăng giăng hương xuân, vị tết, nhón một trái trà quýt cổ, thả vào ấm, rót nước sôi 90 độ đánh thức trà, hương trà nổi hương thơm dịu, nổi bật mùi hoa quả chín, những trái đã qua năm, cho hương ngọt lịm của mật mía. Vị trà đậm đà, kết cấu chặt chẽ, cân bằng giữa độ ngọt và hương quả tự nhiên.

Đạt cả vị lẫn hương, trà quýt cổ thích hợp cho mọi lứa tuổi, mọi buổi họp mặt, sum vầy hay đơn giản chỉ là sau bữa cơm gia đình, cả nhà quây quần bên bàn trà, gắn kết hương vị tình thân.

Thức trà quý không chỉ uống một ấm, người xa lại có thể thành bạn tâm giao, mà nhân sinh cũng dìu dặt theo én về. Chén thứ nhất, như được ngược về ấu thơ, làm đứa trẻ ngày tết vụng mẹ ăn trái mứt quất vừa sên, nhấp chén thứ hai, thấy mình bên khung cửa mùa xuân, nhìn ra ngày sương giá mềm, trong lòng hoàn toàn tĩnh lặng, chén thứ ba, hương vị ngọt ngào và thanh khiết chiếm đầy ngũ quan, chỉ có thể thốt lên rằng “đây đích thực là phẩm trà Thiên thượng lạc nhân gian”.

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Shanam lần đầu đưa phẩm trà quýt cổ ra thị trường, được bạn trà trong và ngoài nước đón nhận, đánh giá cao, dành nhiều lời khen tặng. Đây cũng là món quà tết độc đáo được nhiều bạn trà tìm mua- trà quý tặng bạn quý- như một sự sẻ chia trong mùa đông ấm áp, lại như chiếc vé cho mỗi người được trở về tuổi thơ với hoài niệm về món mứt quất thơm ngon ngày Tết...

Đọc thêm

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước
(PLVN) - Là đơn vị đầu tiên trong cả nước khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát mang đến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, HTX đang vươn xa, xây dựng thương hiệu thủy sản sạch Cà Mau và khẳng định vị thế trên thị trường.

Thanh Hóa trưng bày 260 gian hàng nông sản, thực phẩm an toàn

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24 đến 28/10.
(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.

Đẩy mạnh nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản, làng nghề tỉnh Hưng Yên

Trao chứng nhận và cúp sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 5 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, làng nghề của địa phương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề” giai đoạn 2021 - 2025.